Kẽm là một khoáng chất vi lượng rất quan trọng và cần thiết để duy trì sức khỏe. Trong số các khoáng chất vi lượng, nguyên tố này chỉ đứng sau sắt về hàm lượng trong cơ thể. Nó đóng góp công sức vào hệ thống phòng ngự miễn dịch và sự phát triển của các tế bào. Thiếu kẽm trong khẩu phần rất thường gặp ở các nước mà khẩu phần chủ yếu dựa vào ngũ cốc như Việt Nam. Vậy vai trò của kẽm quan trọng đến mức nào? Bạn có thể bổ sung kẽm qua những thực phẩm nào? Cùng LMS – Giảm Béo Chuẩn Y Khoa khám phá qua bài viết này nào!
1. Vai trò của kẽm
Kẽm được tìm thấy trong tất cả các cơ quan, tế bào và dịch tiết của cơ thể. Trong đó, 95% kẽm được tìm thấy trong các tế bào. Một người trưởng thành bình thường có khoảng 1,5g kẽm ở phụ nữ và 2,5g kẽm ở đàn ông. Kẽm chủ yếu được cung cấp qua con đường ăn uống hàng ngày và được hấp thu ở ruột non. Có hơn 300 enzym trong cơ thể có kẽm tham gia vào cấu trúc hoặc đóng vai trò như một chất xúc tác. Vì vậy, kẽm liên quan đến rất nhiều chức năng sống của cơ thể
Vai trò của kẽm: Tham gia vào hệ thống miễn dịch
Kẽm kích thích sự phát triển các tế bào miễn dịch, chúng giúp tăng tái tạo niêm mạc, tăng miễn dịch tế bào và tăng tiết kháng thể. Vì vậy, kẽm giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường sức đề kháng. Ở trẻ nhỏ, bổ sung kẽm có thể giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc làm giảm mức độ nặng và thời gian nhiễm trùng. Kẽm và vitamin C là sự kết hợp quan trọng cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Vai trò của kẽm trong phát triển và tăng trưởng
Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp và phân chia tế bào của cơ thể. Ngoài ra, kẽm còn tương tác với các hoocmon quan trọng giúp phát triển xương (hormon giáp trạng, testosterone, insulin,…), tăng hiệu quả của vitamin D lên chuyển hóa xương. Vì vậy tình trạng kẽm đầy đủ ở phụ nữ có thai là rất quan trọng, giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển bình thường.
Kẽm giúp tăng cường vị giác, tăng cường cảm giác ngon miệng
Kẽm tác động lên hệ thống thần kinh giúp đáp ứng với cảm giác ngon miệng. Đồng thời tăng chuyển hóa các chất dinh dưỡng, tăng cường hấp thu và tiêu hóa thức ăn. Thiếu kẽm sẽ gây nên chán ăn, sụt cân, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Phát triển hệ thống thần kinh trung ương
Có rất nhiều Enzym phụ thuộc kẽm tham gia vào quá trình phát triển của não. Trong đó có protein “ngón tay kẽm” tham gia vào cấu trúc của não và các dẫn truyền thần kinh. Một số dẫn truyền thần kinh phụ thuộc kẽm tham gia vào chức năng nhớ của não.
Các vai trò khác của kẽm
Ngoài ra, vai trò của kẽm còn có thể kể đến như:
- Hấp thu và vận chuyển vitamin A.
- Trung hòa các gốc oxy hóa.
- Hỗ trợ hoạt động và chuyển hóa Insulin.
- Chuyển hóa chất cồn.

2. Các biểu hiện của cơ thể khi thiếu kẽm
Các biểu hiện của thiếu kẽm thường không đặc trưng, có một số biểu hiện thường gặp như:
- Mệt mỏi, chán ăn, gặp các vấn đề về vị giác: Thiếu kẽm làm giảm tác động cảm giác ngon miệng lên hệ thần kinh, đồng thời giảm chuyển hóa các chất dinh dưỡng, giảm cảm giác thèm ăn.
- Nhiễm trùng thường xuyên, tiêu chảy kéo dài: Các trường hợp thiếu kẽm thường ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, dẫn đến cơ thể dễ mắc phải các nhiễm trùng, đặc biệt là các nhiễm trùng ở đường hô hấp, viêm phổi ở trẻ em.
- Giảm thị lực ở người lớn: Quá trình vận chuyển và hấp thu của vitamin A cần có sự tham gia của kẽm. Thiếu kẽm làm giảm hấp thu vitamin A, gây ra các vấn đề về thị lực ở mắt.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy, Kẽm liên quan chặt chẽ đến sự phát triển nói chung và chiều cao nói riêng ở trẻ. Do đó, thiếu kẽm thường có biểu hiện chậm lớn, chậm tăng cân, lùn, dậy thì muộn, giảm hoạt động các tuyến nội tiết. Nguyên nhân được giải thích là do kẽm tham gia cấu tạo nhiều enzym và hormon cần thiết cho quá trình chuyển hóa và phát triển của cơ thể
- Suy giảm sinh dục ở nam giới: Tinh dịch của nam giới bao gồm có nước, các enzyme, vitamin C, canxi, protein, natri, kẽm, đường fructose và tinh trùng. Vì vậy, kẽm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như chức năng sinh dục ở nam giới.
3. Nhu cầu kẽm của cơ thể
Nhu cầu kẽm ở trẻ em cao hơn người lớn do tốc độ tăng trưởng nhanh và trẻ cần nhiều protein chứa kẽm để chuyển hóa, tổng hợp và phát triển. Với nam giới, một lượng kẽm bị mất qua tinh dịch, nên nhu cầu kẽm hàng ngày cao hơn nữ giới.
Nhu cầu khuyến nghị về kẽm cho người Việt Nam (với mức giá trị sinh học khẩu phần ăn trung bình)
Nhóm tuổi |
Nhu cầu (mg/ngày) |
|
Trẻ em |
< 6 tháng | 2.8 |
6-11 tháng | 4.1 | |
1-3 tuổi | 4.1 | |
4-6 tuổi | 5.1 | |
7-9 tuổi | 5.6 | |
Thiếu niên |
Nam | 9.7 |
Nữ | 7.8 | |
Người trưởng thành |
Nam 19-60 tuổi | 7 |
Nam > 60 tuổi | 4.9 | |
Nữ 19-60 tuổi | 4.9 | |
Nữ > 60 tuổi | 7 |
Trong trường hợp trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo bổ sung viên kẽm 14 ngày liên tục (10mg/ ngày với trẻ dưới 6 tháng và 20mg/ ngày với trẻ từ 6-60 tháng tuổi).
4. Các thực phẩm giàu kẽm
Những thực phẩm giàu kẽm trong tự nhiên như hàu, sò, và các loại hải sản. Ngoài ra kẽm cũng được cung cấp nhiều qua thịt lợn, thịt gia cầm, gan,…
Các loại hạt, khoai củ cũng cung cấp nhiều kẽm nhưng thường hấp thu kém (do phytate trong tinh bột làm cản trở hấp thu).

Một số thực phẩm giàu kẽm
Tên thực phẩm |
Hàm lượng kẽm (mg) trong 100g thực phẩm |
Sò
Củ cải Đậu Hà Lan Đậu nành Lòng đỏ trứng gà Thịt heo nạc Ổi Thịt bò Khoai lang |
13.4 11.0 4.0 3.8 3.7 2.5 2.4 2.2 2.0 |
Như vậy, một người trưởng thành khỏe mạnh, nếu đáp ứng đủ nhu cầu kẽm hàng ngày từ thức ăn thì cần tiêu thụ 1 ngày khoảng 300 gr thịt bò hoặc thịt lợn nạc hoặc 50g thịt sò huyết.
Tóm lại: Kẽm là một chất khoáng quan trọng cho sự phát triển và hệ thống miễn dịch. Vì vậy đừng quên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm vào bữa ăn cho gia đình hàng ngày. Hãy giữ cho bản thân và gia đình bạn một cơ thể khỏe mạnh trong mùa dịch này nhé.
Theo Khánh Linh
Xem thêm: Bị tiêu chảy nên ăn gì để mau hồi phục?