Uống nước mía có béo không? Những lợi ích của nước mía mà bạn không biết

Uống nước mía có béo không? Khi mà nước mía đã trở thành loại nước uống rất quen thuộc cho bất kì người dân Việt Nam nào. Phổ biến ở bất cứ nơi đâu, từ miền quê cho đến thành thị. Nhưng cũng có rất nhiều người không uống nước mía vì họ lo lắng rằng nước mía ngọt sẽ gây ra nguy cơ tăng cân và béo phì.

Vậy đâu là thực đâu là hư của câu chuyện này. Để tìm được câu trả lời cho câu hỏi:” Uống nước mía có béo không?” bạn hãy cùng LMSGIẢM BÉO CHUẨN Y KHOA tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

1. Hàm lượng đường có trong nước mía

Hàm lượng đường có trong nước mía

Bạn có biết rằng, nước mía cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng hàm lượng đường và carb lại khá cao. Bạn có thể tham khảo con số cụ thể sau đây: Trong 1 ly nước mía có thể tích 240ml sẽ chứa 183 calo, 50g đường, từ 0 – 13g chất xơ và khối lượng protein, chất béo là bằng không. Do đó, bạn đã tự hình dung câu trả lời cho câu hỏi “uống nước mía có béo không” rồi phải không nào?

Hàm lượng chất xơ trong nước mía không có sự ổn định. Trong một ly nước mía thô có thể tích 240ml chứa tới 13g chất xơ. Nhưng không vì thế mà bạn lựa chọn bổ sung chất xơ bằng đồ uống ngọt mà hãy lựa chọn thực phẩm nhóm rau củ chẳng hạn.

Hàm lượng đường có trong nước mía

Cơ thể có thể tự phân hủy đường thành glucose bởi vì đường cũng là một loại carb. Những thực phẩm hay nước uống có hàm lượng carb ở mức cao, khi sử dụng có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn lên cao một cách quá mức. Và đối với nước mía, mặc dù chỉ số đường huyết (GI) cũng ở mức thấp nhưng người sử dụng vẫn tồn tại khả năng độ đường huyết bị tăng cao (GL). Cũng có nghĩa là, nước mía bị bó buộc sự tác động vượt mức đến chỉ số đường huyết của cơ thể người sử dụng.

Và, chỉ số đường huyết (GI) chỉ có thể đo lường được mức độ đường huyết bên trong máu tăng nhanh hay chậm đối với các loại thực phẩm và thức uống chứa nhiều đường. Thì chỉ số mức đường huyết cao (GL) sẽ có khả năng đo lường về tổng lượng đường tăng trong máu. Vì vậy, để có một cái nhìn chính xác hơn về sự ảnh hưởng của nước mía đối với lượng đường trong máu thì hãy xem xét chỉ số GL bạn nhé.

2. Những lợi ích mà nước mía mang lại

Những lợi ích mà nước mía mang lại

Nước mía có khả năng bổ sung năng lượng cho bạn một cách nhanh chóng, đặc biệt là khi làm những công việc nặng và tiêu hao nhiều năng lượng. Sức bền của bản thân cũng được nâng cao. Tính kiềm trong nước mía cũng có khả năng trung hòa lượng axit bên trong cơ thể và kích thích khả năng giảm cân nhanh chóng.

Lượng chất xơ trong nước mía là vô cùng dồi dào với 13g chất xơ trong một ly nước mía 240ml là bạn đã có thể đáp ứng được đến 52% lượng chất xơ cần nạp vào mỗi ngày. Tuy vậy, để bổ sung chất xơ cho cơ thể thì dùng các loại thực phẩm khác như rau, củ quả vẫn tốt hơn uống nước mía ngọt.

Những lợi ích mà nước mía mang lại

Khả năng chống viêm nhiễm của nước mía cũng vô cùng tuyệt vời. Các đặc tính kháng viêm trong nước mía sẽ chống được tình trạng cơ thể bị viêm nhiễm. Và nhớ là hãy kết hợp với việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học và luyện tập lành mạnh đấy nhé.

Đặc tính kháng viêm của nước mía cũng chữa lành được các ổ viêm bên trong cơ thể bạn , làm giảm các triệu chứng viêm họng, cảm lạnh và cảm cúm. Nếu như bạn gặp các triệu chứng này thì nước mía sẽ là một giải pháp giúp cho bệnh tình được cải thiện nhanh chóng.

Nước mía không những không chứa cholesterol xấu mà còn có khả năng chống lại và loại bỏ lượng cholesterol xấu bên trong máu của bạn, góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn đấy nhé.

Những lợi ích mà nước mía mang lại

Đường ruột cũng được cải thiện, hệ tiêu hóa được nâng cao. Điều trị các chứng táo bón, axit dạ dày, ợ hơi ợ nóng và đem lại nhiều vitamin và khoáng chất có lợi khác.

Ngăn ngừa nguy cơ ung thư nhờ tính kiềm vượt trội. Tính kiềm cao trong nước mía sẽ khiến cho các tế bào ung thư không thể tồn tại. Nhờ đó mà nguy cơ ung thư sẽ dễ dàng bị bạn chặn đứng.

Những lợi ích mà nước mía mang lại

Chất chống oxi hóa bên trong nước mía sẽ bảo vệ gan của bạn trước những nguy cơ nhiễm trùng, giữ cho bikirupin luôn nằm trong tầm kiểm soát. Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, các vấn đề về sức khỏe cũng sẽ không bị phát sinh nghiêm trọng.

3. Uống nước mía có béo không? Tại sao lại gây béo?

Uống nước mía có béo không? Tại sao lại gây béo?

Sẽ có khoảng 260 calo trên 100g nước mía bao gồm nhiều thành phần các chất có lợi cho cơ thể như natri, kali, canxi, sắt, magie, carbohydrate… và đường chiếm tỉ lệ vượt trội hơn cả. Giờ thì bạn đã hiểu vì sao uống nước mía lại ngọt rồi đấy.

Nhờ một lượng đường dồi dào nên sau khi uống, cơ thể bạn sẽ ngay lập tức đón nhận một nguồn năng lượng vô cùng lớn. Chính vì vậy, nguồn năng lượng đó buộc bạn phải sử dụng hết nếu không muốn gây ra nguy cơ tăng cân.

Uống nước mía có béo không? Tại sao lại gây béo?

Trong trường hợp bạn uống nước mía một cách không kiểm soát và không có sự vận động tương đối để tiêu hao nguồn năng lượng được nạp vào, thì béo là chuyện đương nhiên đúng không nào?

Chốt lại vấn đề, uống nước mía có béo hay không còn tùy thuộc vào cách mà bạn sử dụng hàng ngày. Hãy cân nhắc về các yếu tố như dinh dưỡng, vận động, hệ thống giờ sinh hoạt, thời điểm uống nước mía để không gây tăng cân nhé

Uống nước mía có béo không đã không còn là câu hỏi khiến bạn phải trăn trở nữa rồi đúng không nào? Tuy là loại thức uống vô cùng tuyệt vời với rất nhiều công dụng, nhưng nếu bạn đang trong quá trình giảm cân, hãy hạn chế hết mức có thể. Bạn có thể liên hệ LMSGIẢM BÉO CHUẨN Y KHOA để được tư vấn tận tình và giải đáp các thắc mắc đang mắc phải ngay hôm nay.

 

Tin liên quan

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk