Tính chỉ số BMI thế nào? Tính chỉ số BMI theo chuẩn

Chắc hẳn bạn đã nghe đến chỉ số BMI, một loại chỉ số để đánh giá tình trạng béo phì, tình trạng dinh dưỡng của cơ thể. Vậy bạn đã biết cách tính BMI chưa? Chỉ số BMI như thế nào được gọi là béo phì? Hãy để LMSGiảm Béo Chuẩn Y Khoa giúp bạn phân loại tình trạng dinh dưỡng nhờ BMI nhé!

1. Chỉ số BMI là gì? Tính chỉ số BMI thế nào?

Chỉ số BMI còn được gọi là chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index).Người phát minh ra công thức này là nhà khoa học người Bỉ có tên là Adolphe Quetelet. Dựa vào chỉ số BMI của một người có thể biết được người đó có bị thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng hay không.

Chúng ta có thể đo chỉ số BMI online trên các website của các đơn vị y tế hoặc tính chỉ số BMI tại website LMS tại đây.

Hoặc bạn có thể tự tính theo công thức sau:

Công thức tính:   BMI = cân nặng (kg) / [ chiều cao]^2 (m)

Với công thức thật đơn giản, bạn đã có thể tự tính chỉ số khối lượng cơ thể của mình và thành viên trong gia đình một cách nhanh chóng,có thể tự xác định được bạn đang ở trong tình trạng nào, thiếu cân thừa cân hay béo phì.

2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng qua chỉ số BMI

2.1. Đánh giá chỉ số BMI ở người trưởng thành

Chỉ số BMI áp dụng cho cả nam và nữ từ 20-65 tuổi.

Cách đo và tính chỉ số BMI theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia | Vinmec

Lưu ý: không áp dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh,vận động viên, người tập thể hình.

BMI < 18.5: Thiếu cân

Nếu bạn đang nằm trong khoảng này và có chỉ số BMI quá thấp thì bạn đang quá gầy, có thể do dinh dưỡng kém hoặc thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Khi quá gầy thì sức khỏe của bạn sẽ phải đối mặt với những rủi ro như là hệ thống miễn dịch suy yếu, khó khăn khi chống chọi với bệnh tật, thiếu hụt vitamin. Một số bạn  nữ, dinh dưỡng không đủ có thể dẫn tới kinh nguyệt không đều, tóc mỏng da hay bị bong khô và cảm thấy luôn thiếu hụt năng lượng và mệt mỏi. Đặc biệt là ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, nếu chỉ số BMI của mẹ  trước khi mang thai < 18,5 là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng khiến con bị suy dinh dưỡng bào thai. Do vậy, nếu giảm cân nhiều hoặc thường xuyên ở mức BMI thấp, bạn cần phải đi khám và áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt nhất để có thể tăng cân đảm bảo được sức khỏe.

18.5 ≤ BMI <24,9: Bình thường

Nếu bạn có chỉ số ở mức này thì xin chúc mừng bạn đang có một thân hình cân đối, một cơ thể tốt và tương đối khỏe mạnh. Bạn nên duy trì chỉ số của mình trong mức này, bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ phát triển các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe.

25 ≤ BMI <29,9: Béo phì độ I – Thừa cân

Đây là trường hợp phổ biến nhất. Mức BMI này phản ánh cân nặng của bạn đang bắt đầu dư thừa so với tỉ lệ cân đối với chiều cao. Ở mức BMI này, cơ thể bạn có thể xuất hiện những rối loạn chuyển hóa nhẹ như: rối loai lipid máu, tăng đường huyết, goute… Do đó, việc  tìm phương pháp luyện tập và chế độ dinh dưỡng để kiểm soát cân năng và đưa vóc dáng về mức cân đối, đảm bảo tốt cho sức khỏe và phòng ngừa được bệnh tật vô cùng quan trọng. Cần đề phòng tình trạng số cân nặng vượt quá mức dẫn đến tình trạng béo phì.

30 ≤ BMI < 34,9: Béo phì độ II – Béo – Nên giảm cân

Xét về mặt tâm lý thì những người ở mức độ này đều bị gánh nặng về ngoại hình, họ sẽ bị tâm lý mỗi khi tiếp xúc với đám đông sức khỏe của bạn có thể gặp nguy hiểm, bạn có thể mắc các bệnh về xương khớp, tim mạch, tiểu đường, bệnh về đường tiêu hóa,…nếu bạn không giảm cân. Bạn nên đi khám và gặp chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể giảm cân một cách an toàn và hiệu quả .

BMI > 40 : Béo phì độ III – Rất béo – Cần giảm cân ngay

Nếu bạn đang ở trong tình trạng này thì bạn đang bị béo phì ở mức nguy hiểm. Những người đang ở béo phì độ 3 thường dẫn đến hậu quả là các bệnh liên quan đến tim mạch như nhồi máu cơ tim, trụy tim,… các căn bệnh ảnh hưởng tới gan mật và thận, ung thư, các vấn đề xương khớp.

Một số người mong muốn sử dụng thuốc giảm cân sẽ phần nào khắc phục được cân nặng của mình nhưng không phải loại thuốc giảm cân nào cũng mang đến tác dụng tốt và không để lại các tác dụng phụ đáng lo ngại, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. 

Để có thể có một thân hình thon gọn hơn,  một sức khỏe tốt hơn bạn nên đi khám và gặp bác sĩ dinh dưỡng để giảm cân một cách an toàn, khoa học, hiệu quả. Béo phì không có gì đáng sợ nếu chúng ta được cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

TÍnh chỉ số BMI của cơ thể bạn

 

2.2. Đánh giá chỉ số BMI ở trẻ em

Vây với trẻ em thì sao? Ngoài đánh giá cân nặng theo tuổi và chiều cao theo tuổi, BMI là một chỉ số tin cậy để đánh giá dinh dưỡng nhất là trong trường hợp nhận định trẻ có bị thừa cân béo phì hay không.

Vì trẻ đang trong quá triển rất nhanh nên việc thay đổi cân nặng và chiều cao diễn ra thường xuyên nên việc đánh giá BMI của trẻ không đơn giản như người lớn.

Để tính chỉ số BMI cho trẻ thì cha mẹ vẫn sử dụng công thức chung ở trên nhưng phương pháp đánh giá hoàn toàn khác biệt. 

BMI = Cân nặng (kg) / Chiều cao (m) x chiều cao (m)

Chỉ số BMI theo tuổi của trẻ dưới 5 tuổi được phân loại theo Z-Score như sau:

Chỉ số BMI theo tuổi với Z-Score

< -3SD Trẻ SDD thể gầy còm, mức độ nặng
< -2SD Trẻ SDD thể gầy còm, mức độ vừa
Từ -2SD đến   ≤ 2SD Bình thường
> 2SD Thừa cân
> 3SD Béo phì

Và trẻ từ 5 đến 19 tuổi được phân loại

Z-score < -3SD: Gầy còm mức độ nặng

-3SD ≤ Z-score < -2SD: Gầy còm mức độ vừa

-2SD ≤ Z-score ≤ 1SD: Bình thường

1SD < Z-score ≤ 2SD: Thừa cân

Z-score > 2SD: Béo phì

Chỉ số BMI cho bé gái từ 5 -19 tuổi
Chỉ số BMI cho bé gái từ 5 -19 tuổi

Ngoài ra để biết bé thuộc tình trạng thì cha mẹ sẽ tra biểu đồ BMI theo Percentile cho bé như sau:

 

  • Tính chỉ số BMI của trẻ ( theo công thức trên ) xác định số BMI trên trục dọc, kẻ một đường kẻ ngang 
  • Xác định chính xác tuổi của bé trên trục Tuổi, kẻ một đường kẻ dọc
  • Hai đường này cắt nhau ở đâu thì chính là tình trạng cơ thể của trẻ

  • Nếu điểm cắt nằm ở vùng màu trắng thì trẻ đang gặp phải tình trạng thiếu cân 

Trẻ gặp phải tình trạng này thường có biểu hiện thấp bé và gầy còm, có thể kèm theo các triệu chứng thiếu dinh dưỡng như

còi xương, loãng xương, hạ huyết áp… do cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, vitamin và các khoáng chất; đồng thời hệ miễn dịch của trẻ cũng kém nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm hô hấp… nên cha mẹ cần đem trẻ đi khám và gặp bác sĩ dinh dưỡng để theo dõi tình trạng của bé, để bé có chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý để có thể phát triển một cách tốt nhất.

  • Ở vùng màu xanh lá thì bé có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển ổn định.

Bé nên duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đang có. Cố gắng duy trì thực đơn ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, tránh đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas, có đường….

Tuy nhiên, ngay cả khi chỉ số BMI của bé ở mức an toàn. Ba mẹ vẫn cần theo dõi cân nặng của trẻ liên tục trong nhiều tháng. Nếu đường biểu thị cân nặng của bé là một đường thẳng cũng là dấu hiệu báo động sớm về tình trạng dinh dưỡng của bé không đảm bảo đủ để bé phát triển. Lúc này, bé cần được tham vấn bác sĩ dinh dưỡng và những người có chuyên môn để cải thiện tình hình. 

  • Khu vực màu vàng bé có nguy cơ béo phì

  • Khi trẻ nhỏ có chỉ số BMI nằm trong giới hạn này,  cha mẹ cần phải có những can thiệp sớm như thay đổi chế độ bữa ăn, sinh hoạt của trẻ , động viên trẻ vận động và chơi thể thao, tránh tình trạng dẫn đến thừa cân béo phì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé. bé sẽ dễ mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, xương, da,…
    • Khu vực màu đỏ thì bé đang ở tình trạng béo phì. 

    Nếu trẻ đang nằm trong khoảng này thì đúng là hồi chuông đáng báo động vì tình trạng béo phì khiến trẻ dễ bị rối loạn lipid máu, bị các bệnh lý mạch vành, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, đái tháo đường,…Việc tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể còn dẫn đến trình trạng não thiếu oxy.

  • Ngoài ra, việc cân béo phì còn kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ, khó khăn trong việc vận động và luyện tập làm trẻ kém linh hoạt, khó hòa nhập với môi trường. Khi trẻ đã bị thừa cân béo phì  cha mẹ cần đem bé đến phòng khám dinh dưỡng để được tư vấn, điều trị.
  • Cần điều chỉnh chế độ ăn, giúp bé không tăng cân tiếp hoặc tăng chậm nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng chiều cao tốt so với tuổi. Nên cắt giảm lượng tinh bột, thức ăn béo, dầu mỡ, đồ ngọt, đường…tăng cường ăn rau xanh, củ, trái cây ít ngọt (củ sắn, mận, dưa hấu, thanh long…). Chọn thịt, cá nạc. nên chọn sữa cho trẻ thừa cân hoặc sữa tách béo cho trẻ uống. Không cho trẻ ăn đồ ăn vặt và ăn sau 8 giờ tối.
  • Để bé ăn chậm nhai kỹ. Do vậy để bé có thể phát triển khỏe mạnh và tăng trưởng tốt nhất, các bố mẹ nên  tùy vào từng trình trạng của trẻ mà xây dựng nên chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp nhất với con của mình.

Theo Khánh Chi

Xem thêm: CHẾ ĐỘ ĂN LOW CARB VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT ĐỂ GIẢM CÂN HIỆU QUẢ

 

Chia sẻ :
Tin liên quan

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk