THẾ NÀO LÀ NGẬM BẮT VÚ ĐÚNG? VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ NÊN BIẾT

Ngậm bắt vú đúng là điều kiện cực kỳ quan trọng giúp bé bú mẹ hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại vô tình không để ý tới. Sẽ có rất nhiều bà mẹ thắc mắc: Tại sao sau khi cho con bú, vú lại đau, nứt cổ gà hoặc cho con bú nhiều vẫn bị căng tức sữa? Mẹ biết không, một phần có thể mẹ chưa cho bé ngậm bắt vú đúng cách. Vậy thì cùng theo dõi bài viết sau đây của LMS để có câu trả lời nhé.

1. Các bước thực hiện để bé ngậm bắt vú đúng

Các xoang chứa sữa nằm ở quầng vú chứ – không phải ở núm vú. Nếu ngậm bắt vú đúng, bé sẽ ngậm được toàn bộ quầng vú, ép chặt hiệu quả các xoang sữa. Bầu vú được làm trống tốt sẽ giúp bé nhận được sữa. B2Mẹ nên quan sát các đáp ứng của bé và cảm giác của mình khi cho con bú. Kiểm tra lại các dấu hiệu ngậm bắt vú đúng, nếu trẻ ngậm bắt vú sai thì mẹ cố gắng làm lại nhé.

Ngậm bắt vú đúng
Nếu ngậm bắt vú đúng, bé sẽ ngậm được toàn bộ quầng vú, ép chặt hiệu quả các xoang sữa.

2. Dấu hiệu ngậm bắt vú đúng

Cằm chạm vú mẹ.

Miệng mở rộng, ngập vú sâu.

Môi dưới đưa ra ngoài.

Quầng vú còn lại phía trên nhiều hơn phía dưới.

Bé mút chậm sâu, thỉnh thoảng nghỉ, mẹ có thể nhìn thấy bé nuốt hoặc nghe tiếng nuốt đều đặn. Mẹ cảm thấy dễ chịu và không bị đau khi bé bú.

3. Bé ngậm bắt vú sai sẽ làm sao?

Bé chỉ bú núm vú, mẹ sẽ bị đau núm vú.

Bé cố gắng mút sữa, trẻ phải kéo đi kéo lại núm vú. Nếu bé tiếp tục bú theo cách này có thể gây tổn thương da núm vú và nứt núm vú.

Bé không bú hết sữa sẽ gây căng tức vú.

Vú ứ đọng sữa do không được bú hết có thể làm giảm hoặc ức chế việc tiết sữa.

Bé không bú đủ sữa sẽ không thấy thoải mái, hay khóc, thường xuyên đòi bú và kéo dài thời gian bú.

Bé có thể không tăng cân khiến mẹ lo lắng và thiếu tự tin về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tâm lý như vậy lâu dần sẽ ảnh hưởng tới việc tiết sữa.

Bé có thể không tăng cân khiến mẹ lo lắng và thiếu tự tin về việc nuôi con bằng sữa mẹ.

4. Kỹ thuật giữ bầu vú – có gì đáng chú ý?

Ngoài việc cho bé ngậm bắt vú đúng thì kỹ thuật giữ vú khi cho bé bú cũng rất quan trọng nhé.

  • Mẹ đặt 4 ngón tay áp vào thành ngực ở dưới vú.
  • Ngón tay trỏ nâng vú.
  • Ngón tay cái để ở phía trên.
  • Các ngón tay của mẹ không nên để quá gần núm vú.
  • Các ngón tay của mẹ không nên khum lại như chiếc gọng kìm để đỡ vú vì sẽ chặn dòng sữa chảy ra.  

Khi xét qua các khía cạnh từ các thế cho con bú đúng tới lợi ích dinh dưỡng từ sữa mẹ thì việc bé ngậm bắt vú đúng chính là cầu nối để bé có thể được hưởng tối đa nguồn dưỡng chất quý báu của mẹ. Ngậm bắt vú đúng chính là chìa khóa giúp quá trình nuôi con bằng sữa mẹ của các mẹ thành công.

Mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu bé ngậm bắt vú đúng để con bú được nhiều sữa nhất, mẹ sẽ không phải đau đầu về những vấn đề đau ti hay nứt cổ gà và trên hết là sự gắn kết giữa mẹ và con sẽ trở nên khăng khít hơn.

Theo BS Thanh Nguyễn

Xem thêm: Bảo quản và rã đông sữa đúng cách

Tin liên quan

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk