Táo bón: nguyên nhân, hậu quả và cách xử lý

Trong cuộc sống hàng ngày táo bón là hiện tượng bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Theo điều tra gần đây của Vietnam Health Monitor, có đến 28,7% dân số Việt Nam bị táo bón trong vòng 12 tháng, đây cũng là bệnh về đường tiêu hóa thường xuyên nhất ở Hoa Kỳ, ít nhất 2,5 triệu người gặp táo bón mỗi năm và phải gặp bác sĩ. Tình trạng này có đáng lo ngại và làm thế nào để thoát khỏi căn bệnh khó chịu này? Bạn đọc có thể tham khảo trong bài viết dưới đây của LMS – Giảm Béo Chuẩn Y Khoa!

1. Táo bón là gì?

Táo bón là một căn bệnh tiêu hóa, khi bạn đi đại tiện khó với phân khô cứng, buồn mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi lâu hoặc ít xảy ra hơn bình thường và thường ít hơn 3 lần/tuần. Hầu như tất cả mọi người đều trải qua việc táo bón tại một số thời điểm. Mặc dù nó thường không nghiêm trọng, nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến bị táo bón mãn tính, táo bón kéo dài, người bệnh phải rặn nhiều, gây đau rát.

Nếu để trình trạng táo bón kéo dài, không dứt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh như bệnh trực tràng, suy giáp trạng, nhiễm độc chì, tăng canxi máu suy nhược cơ thể…

Theo tiêu chuẩn của NICE 2010, táo bón được xác định nếu có ≥ 2 tiêu chí sau

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần
  • Phân cứng và to, phân dê, hoặc phân rất to, đi không thường xuyên, muốn làm nghẹt toilet.
  • Khó chịu, căng thẳng khi đi đại tiện
  • Phân cứng gây chảy máu hậu môn
  • Phải rặn mạnh, lâu, nhiều
  • Trước đây hay bị táo bón
  • Bạn cảm thấy rằng bạn chưa hoàn toàn làm sạch ruột sau khi đi vệ sinh
  • Bụng đầy hơi và buồn nôn
  • Tiền căn hoặc hiện tại có nứt hậu môn, đau khi đi và chảy máu do phân cứng.
Táo bón
Hầu như tất cả mọi người đều trải qua việc táo bón tại một số thời điểm.

2. Tại sao lại xảy ra hiện tượng táo bón?

Táo bón xảy ra do đại tràng của bạn hấp thụ quá nhiều nước từ chất thải (phân) vì thức ăn thường di chuyển qua đường tiêu hóa, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ.

Quay ngược lại quá trình tiêu hóa để có thể rõ hơn là: Khi thức ăn được hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột non sẽ đi xuống ruột già, lúc này thức ăn chỉ còn là mảnh vụn và vi khuẩn, ruột già chủ yếu hấp thụ nước và các chất điện giải cùng các vitamin còn sót lại. Khi đại tràng hấp thụ hết nước sẽ tạo thành một chất rắn gọi là phân chính vì thế nếu đại tràng có nhiều thời gian sẽ hấp thụ nhiều nước thì phân sẽ trở nên khô và cứng khó đào thải ra ngoài.

Xem thêm: Quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra như thế nào?

3. Một số nguyên nhân phổ biến gây táo bón

  • Do thay đổi về sinh hoạt hay thói quen cũng như thực phẩm ăn uống
  • Trong chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc nước
  • Ăn nhiều sản phẩm từ sữa
  • Không vận động
  • Chống lại sự thôi thúc đi đại tiện
  • Căng thẳng
  • Lạm dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng
  • Sử dụng một số loại thuốc (thuốc giảm đau mạnh như ma tuý, thuốc chống trầm cảm,…)
  • Thuốc kháng axit có canxi hoặc nhôm
  • Rối loạn ăn uống
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Các vấn đề về dây thần kinh và cơ trong hệ tiêu hóa của bạn
  • Ung thư ruột kết
  • Các tình trạng bệnh thần kinh như bệnh Parkinson hoặc bệnh đa xơ cứng
  • Tuyến giáp kém hoạt động (gọi là suy giáp )
  • Thừa canxi trong máu của bạn do các tuyến cận giáp hoạt động quá mức, thuốc, ung thư hoặc các nguyên nhân khác.

Táo bón có thể gây tổn thương bên trong hoặc dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác không?

4. Hậu quả có thể xảy ra khi bị táo bón thường xuyên

  • Chảy máu trong niêm mạc hậu môn của bạn do phân cứng cố gắng đi qua (được gọi là nứt hậu môn).
  • Bệnh trĩ ( các tĩnh mạch bị sưng, viêm trong trực tràng)
  • Tình trạng nhiễm trùng trong các túi đôi khi hình thành từ thành ruột kết từ phân bị mắc kẹt và nhiễm trùng (tình trạng gọi là viêm túi thừa)
  • Tình trạng tích tụ quá nhiều phân trong trực tràng và hậu môn có thể làm cản trở tuần hoàn lâu dần sinh ra bệnh sa trực tràng do rặn nhiều và có thể gây nhiễm trùng.
  • Có thể tổn thương cơ sàn chậu do căng thẳng để di chuyển ruột. Vì những cơ này giúp kiểm soát bàng quang. Khi bạn rặn quá nhiều trong một thời gian quá dài có thể khiến nước tiểu rò rỉ từ bàng quang (một tình trạng được gọi là tiểu không kiểm soát do căng thẳng).
Hầu hết các trường hợp táo bón nhẹ đến trung bình bạn có thể tự xử lý tại nhà.

Bạn có tự hỏi: không đi đại tiện thường xuyên có khiến chất độc tích tụ trong cơ thể và gây bệnh không?

Đừng quá lo lắng vì điều này thường không xảy ra. Mặc dù ruột kết giữ phân lâu hơn khi bạn bị táo bón, nhưng đại tràng là nơi chứa chất thải có thể mở rộng. Có thể có một chút nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn nếu chất thải dính vào vết thương hiện có ở ruột kết hoặc trực tràng còn lại thì có không có vấn đề chất độc tích tụ trong cơ thể.

5. Cách xử lý khi bị táo bón

Hầu hết các trường hợp táo bón nhẹ đến trung bình bạn có thể tự xử lý tại nhà. Tự chăm sóc bản thân bắt đầu bằng cách kiểm tra lại thói quen ăn uống, sinh hoạt và sau đó thực hiện các thay đổi. Thực hiện các bước sau:

  • Mỗi ngày uống thêm nước từ 2-4 (mỗi cốc khoảng 200ml) cốc, hãy thử với nước ấm buổi sáng ngoại trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn hạn chế chất lỏng vì một lý do khác.
  • Bổ sung trái cây và rau củ vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
  • Ăn mận khô và các loại ngũ cốc nguyên cám.
  • Tập thể dục đều đặn các ngày trong tuần. Vì khi bạn di chuyển cơ thể, các cơ trong ruột cũng hoạt động nhiều hơn.
  • Hãy đi vệ sinh nếu bạn cảm thấy buồn, đừng cố gắng nhịn trừ một vài lý do bất khả kháng.
  • Hãy chú ý với các thực phẩm hàng ngày trong chế độ ăn uống để có thể biết thực phẩm nào khiến bạn táo bón
  • Không đọc sách, sử dụng điện thoại khi đi đại tiện

Bạn cũng có thể dùng thuốc nhuận tràng. Hãy tham khảo ý kiến của Bác sĩ hoặc Dược sĩ để sử dụng đúng cách và đạt hiệu quả tốt nhất.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ, đặc biệt nếu bạn nhận thấy nhiều sự thay đổi trong hệ tiêu hóa của mình hoặc nếu cuộc sống của bạn đang bị áp lực, bị điều khiển bởi vấn đề táo bón của bạn. Nếu bạn bị táo bón đột ngột kèm theo đau bụng hoặc chuột rút và bạn hoàn toàn không thể đi đại tiện được hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức:

  • Táo bón là một vấn đề mới đối với bạn và thay đổi lối sống vẫn không có tác dụng.
  • Xuất hiện máu trong phân của bạn.
  • Bạn bị đau bụng dữ dội khi đi vệ sinh.
  • Tình trạng táo bón đã kéo dài hơn 2 tuần.
  • Kích thước, hình dạng và màu sắc của phân của bạn ngày càng có vấn đề.
Mỗi ngày uống thêm nước từ 2-4 (mỗi cốc khoảng 200ml) cốc để ngừa táo bón

6. Làm thế nào để ngăn ngừa, hạn chế bị táo bón

Trong nhiều trường hợp, bạn có thể tự ngăn ngừa táo bón bằng một số cách sau:

  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều chất xơ: Chất xơ và nước giúp đại tràng thải phân. Những người bị táo bón nên ăn từ 18 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày.
  • Nguồn cung cấp chất xơ tốt là trái cây, rau, các loại đậu, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt. Hầu hết chất xơ trong trái cây được tìm thấy trong vỏ, chẳng hạn như trong vỏ táo. Trái cây có hạt bạn có thể ăn như dâu tây là loại có nhiều chất xơ nhất. Thực phẩm nguyên cám là một nguồn chất xơ tuyệt vời. Bạn có thể ăn ngũ cốc nguyên cám hoặc thêm ngũ cốc cám vào các thức ăn khác như súp và sữa chua.
  • Uống 1/2 đến 2 lít nước và các chất lỏng khác mỗi ngày: (trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện chế độ ăn kiêng hạn chế chất lỏng). Chất xơ và nước kết hợp với nhau để giữ cho bạn có thể đi đại tiện thường xuyên và dễ dàng.
  • Tránh caffeine và các chất lỏng có chứa caffeine: chẳng hạn như cà phê và nước ngọt, có thể làm bạn mất nước. Bạn có thể cần ngừng uống những sản phẩm này cho đến khi thói quen đi tiêu của bạn trở lại bình thường.
  • Cắt giảm lượng sữa:  Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể gây táo bón cho một số người.
  • Luyện tập thể dục đều đặn: Thể dục thể thao, đi bộ, vận động tích cực ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần.
  • Đi vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy thôi thúc: Từ bỏ ngay thói quen nín, nhịn khi muốn đi vệ sinh.
  • Cố gắng kiểm soát căng thẳng: Hãy luôn cố giữ cho bản thân một cảm giác vui vẻ, thư thái

Hy vọng sau bài viết này, những thông tin mà LMS – Giảm Béo Chuẩn Y Khoa cung cấp có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về táo bón và có thể xử lý tốt khi gặp phải tình trạng này.

Theo Khánh Chi

Xem thêm: Bổ sung các enzym trong hệ tiêu hóa

Tin liên quan

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk