Sự cân bằng nước trong cơ thể hoạt động như thế nào?

Nước chiếm khoảng 70 – 80% trọng lượng của cơ thể. Vậy chúng ta thực sự cần bao nhiêu nước điều này còn phụ thuộc vào chức năng và cơ chế điều chỉnh cân bằng nước trong cơ thể. Vậy sinh lý sự cân bằng nước trong cơ thể hoạt động như thế nào? Hãy cùng LMS – Giảm Béo Chuẩn Y Khoa tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nước và vai trò quan trọng với sự sống

Nước là thành phần chính của tế bào, mô và cơ quan rất quan trọng đối với sự sống. Nước giúp vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể; đào thải các chất cặn bã; duy trì nhiệt độ cho cơ thể; là thành phần chính để bôi trơn các khớp, xương.

Việc điều chỉnh sự cân bằng nước trong cơ thể cần được chính xác vì khi mất 1% lượng nước trong cơ thể thì được bù trong vòng 24 giờ. Mất nước có thể ảnh hưởng đến ý thức, não, thận, tim mạch, da thậm chí nặng hơn là sốc và tử vong. Do đó chúng ta cần chú ý đến lượng thực phẩm ăn uống hằng ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể, tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Cân bằng nước
Mất nước có thể ảnh hưởng đến ý thức, não, thận, tim mạch, da thậm chí nặng hơn là sốc và tử vong.

2. Sự phân bố nước trong cơ thể

Nước chiếm khoảng 50% trọng lượng cơ thể ở phụ nữ, 60% trọng lượng cơ thể ở nam giới điều này là do mô mỡ ở phụ nữ cao hơn đàn ông. Hàm lượng nước này thay đổi theo thành phần (khối nạc và khối mỡ) trong cơ thể. Ngoài ra trong cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ em còn cao hơn người lớn ( khoảng 80%) vì lượng nước trong ngoại bào cao hơn mà trong nội bào lại thấp hơn. Còn người già chỉ chiếm còn 50%

Ở người lớn, khu vực nội bào chiếm ⅔ lượng nước còn khu vực ngoại bào chỉ chiếm ⅓. 

 

Bộ phận cơ thể

Tỷ lệ nước

Phổi 89%
Cơ bắp và thận 79%
Não và tim 73%
Da 64%
Xương 31%

Bảng 1: Phân bố lượng nước trong cơ thể

Giả sử có một người có 70kg thì sẽ có 42 lít trong cơ thể là nước gồm 28 lít là trong nội bào còn 14 lít dịch ngoại bào. 14 lít trong đó có 3 lít: huyết tương; 1 lít: dịch xuyên tế bào (dịch não tủy, màng phổi, màng bụng, dịch mắt) và 10 lít: dịch kẽ.

Vì vậy tỉ lệ nước trong cơ thể còn thay đổi theo giới tính, tuổi tác, cân nặng.

Tỉ lệ nước trong cơ thể còn thay đổi theo giới tính, tuổi tác, cân nặng.

3. Sự cân bằng nước trong cơ thể

Việc điều chỉnh cân bằng nước là điều cần thiết để duy trì sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Việc cân bằng này phụ thuộc vào nước đầu vào và nước đầu ra.

Nước vào

Nước ra

Đồ uống: 1575 ml

Thức ăn: 675 ml

Chuyển hóa: 300ml 

Nước tiểu: 1600 ml

Qua da: 450 ml.

Hô hấp: 300 ml

Phân: 200 ml

Tổng: 2550 ml Tổng: 2550 ml

Bảng 2 : Lượng nước vào và ra tính theo ml/ ngày

3.1. Nước đầu vào

Nước đầu vào thường có 3 nguồn chính:

  • Nước chúng ta uống vào: bao gồm nước hoặc các chất lỏng từ sữa, nước canh, nước từ hoa quả.
  • Nước chúng ta ăn: từ các nguồn thực phẩm đa dạng khác nhau
  • Nước chúng ta sản xuất: từ kết quả của quá trình oxy hóa các chất dinh dưỡng đa lượng

Tuy nhiên, việc nước đưa vào từ các chuyển hóa không thể điều hòa được vì nó còn phụ thuộc nhu cầu ATP trong tế bào vì vậy các tốt nhất điều hòa lượng nước đầu vào là việc bổ sung nước qua đường miệng.

Theo Viện Y học, lượng nước được khuyến nghị hằng ngày đối với người trưởng thành: phụ nữ là khoảng 11 cốc (khoảng 2,3 lít), nam giới khoảng 15 cốc ( khoảng 3 lít) .

3.2. Nước đầu ra

Các con đường mất nước chính là qua thận, da, đường hô hấp và ở mức độ rất thấp là đường tiêu hóa.

Trong khoảng 24h một người ít vận động sẽ tạo ra 1-2 lít nước tiểu

Nước cũng có thể mất khi bay hơi qua da chiếm khoảng 450ml trong môi trường bình thường

Có khoảng 250 – 300ml nước bị mất do bay hơi qua đường hô hấp

Vì thế có khoảng 2 – 3l nước sẽ mất mỗi ngày ở người ít vận động, ngoài ra còn phụ thuộc vào khí hậu, độ ẩm.

Đối với người vận động nhiều hoặc môi trường nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên điều này sẽ kích thích tuyến mồ hôi sản xuất nhanh vì vậy chúng ta phải bổ sung thêm lượng nước mỗi ngày để bù cho lượng nước mất đi

Ngoài ra còn một số bệnh lý gây ảnh hưởng đến lượng dịch ra như nôn mửa, ỉa chảy, sốt, bỏng diện rộng, các bệnh lý về phổi.

4. Quá trình cân bằng nước

Có 3 yếu tố điều hòa lượng nước ra:

  • ADH (antidiuretic hormone): được giải phóng khi có tăng nồng độ thẩm thấu máu hoặc giảm thể tích máu
  • Aldosterone: được giải phóng khi có tăng angiotensin II
  • ANP (atrial natriuretic peptide): giải phóng khi thể tích máu tăng làm căng nhĩ phải.

4.1. Khi cơ thể thiếu nước

Khi lượng nước xuất ra vượt quá lượng nước nhập vào điều này dẫn tới áp suất thẩm thấu trong dịch ngoại bào tăng lên. Khi kích hoạt các thụ thể thẩm thấu vùng dưới đồi, một hormon chống bài niệu (ADH) được giải phóng từ tuyến yên sau khi đó cả áp suất thẩm thấu trong dịch ngoại bào và ADH đều gây ra cảm giác khát của chúng ta. Ngoài ra, ADH còn hoạt động trên thận để tăng tái hấp thu nước trước khi cơ thể có cảm giác khát.

Khát nước được kích hoạt bởi sự gia tăng độ thẩm thấu trong huyết tương và dịch ngoại bào, khi thiếu nước sẽ tương đương với giảm trọng lượng cơ thể khoảng 2%. Khi chúng ta bổ sung thêm nước vào cơ thể thì cơ khát có thể mất đi trước khi lượng nước được cân bằng.

Khi thiếu nước sẽ tương đương với giảm trọng lượng cơ thể khoảng 2%.

4.2. Khi uống quá nhiều nước

Thận là cơ quan điều tiết thất thoát nước chính. Nó có đặc tính là thay đổi áp suất thẩm thấu của nước tiểu để đáp ứng thay đổi áp suất của huyết tương. Khi lượng nước đưa vào vượt quá nhu cầu của cơ thể thì dẫn đến bài niệu. Ngược lại, bài niệu thẩm thấu thì là kết quả của việc lọc một chất hòa tan vượt quá khả năng hấp thu tối đa của ống thận đối với chất hòa tan này. 

Vì vậy yếu tố góp phần cân bằng nước trong cơ thể là sự khát nước và sự giải phóng ADH với vai trò chủ yếu của nó trong việc tái hấp thu nước ở thận.

Vậy nên việc uống nước trước khi khát là thói quen tốt để duy tri trạng thái hydrat hóa tốt cho cơ thể.

Theo Đào Duyên

Xem thêm: Mất nước có hại như thế nào cho cơ thể?

Tin liên quan

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk