Muối – “kẻ thù” của bệnh tăng huyết áp

Người mắc tăng huyết áp thường phải uống thuốc hàng ngày để kiểm soát huyết áp của mình. Bên cạnh đó chế độ ăn hợp lý, giảm muối là rất cần thiết, giúp kiểm soát và ổn định huyết áp. Duy trì cân bằng tránh tăng huyết áp là mục tiêu quan trọng của người bệnh và bác sĩ. Hãy để LMS giúp bạn hiểu thêm về bệnh tăng huyết áp và tác động của muối đến căn bệnh này như thế nào nhé!

1. Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng vì diễn tiến âm thầm ít biểu hiện triệu chứng. Người bệnh thường quen với các biểu hiện của bệnh như đau đầu, chóng mặt, đỏ mặt, nôn mửa. Khi phát hiện ra bệnh thường đã nặng, gây tổn thương nhiều cơ quan như mạch máu, tim, não, thận… Tỷ lệ lưu hành bệnh trên thế giới là 20%, tức là cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp.

Khi nào được chẩn đoán tăng huyết áp

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), chẩn đoán tăng huyết áp khi trị số trung bình qua ít nhất hai lần đo của huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc trị số trung bình của huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg, trong ít nhất hai lần thăm khám liên tiếp.

tăng huyết áp
Tăng huyết áp được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng

2. Muối là gì? Nhu cầu muối nhập hàng ngày là bao nhiêu?

Muối là gia vị thường sử dụng trong bữa ăn hàng ngày và trong ngành công nghiệp chế biến. Thành phần chính trong muối là Natri. Natri là thành phần xây dựng cơ thể. Nồng độ Natri trong cơ thể luôn ổn định là 9‰, khi ăn nhiều muối, nồng độ Natri trong máu tăng làm tăng áp lực thẩm thấu của máu..

Theo các thống kê tổ chức y tế thế giới (WHO) mỗi ngày trung bình một người tiêu thụ khoảng 5-8g muối (cá biệt lên tới 9-15g/ngày). Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, lượng Natri ăn vào hàng ngày nên ở mức 2g/ngày tương đương 5g muối/ngày đối với người bình thường. Đối với người mắc tăng huyết áp nên nỗ lực giảm lượng muối nhập tối thiểu.

3. Muối có trong các loại thực phẩm nào?

Natri hay muối?

Bản chất của việc hạn chế muối là hạn chế lượng Natri đưa vào vào cơ thể. Muối ăn có cấu trúc hóa học là NaCl. Trong 1g muối cung cấp cho chúng ta 400mg Natri. Bên cạnh muối ăn, natri được chứa trong nhiều loại thức ăn khác như mì chính, hạt nêm, nước mắm, thực phẩm chế biến sẵn và trong cả thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Do đó, cần phải hiểu rõ để điều chỉnh các loại thức ăn cho phù hợp với các lời khuyên về sức khỏe.

Qui đổi gia vị chứa Natri

Những thức ăn, gia vị khác giàu Natri như nước mắm, nước tương, bột nêm, mắm tôm, hoặc các thức ăn mặn như cá khô, tôm khô, dưa muối, cà muối… 

Một ví dụ minh họa để điều chỉnh chế độ ăn ví dụ: 1g muối có lượng Natri tương đương 5g mắm tôm… Vậy khi đã ăn 10g mắm tôm thì phải bớt lại 2g muối.

BẢNG QUY ĐỔI LƯỢNG NATRI TƯƠNG ĐƯƠNG

1g muối

8 ml nước mắm công nghiệp
8 ml nước tương
5 ml mắm tôm
5g hạt nêm
1g muối tương đương 1/4 thìa cà phê

4. Tác động của muối lên huyết áp

Các biểu hiện tăng huyết áp

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh mối liên quan giữa lượng muối nhập và huyết áp. Người ta nhận thấy lượng muối đưa vào cơ thể càng nhiều (>3g) thì càng làm tăng huyết áp trong cơ thể biểu hiện đau đầu, chóng mặt, đỏ mặt, phù, nôn và buồn nôn… Người bệnh tiền tăng huyết áp

Cơ chế gây tăng huyết áp của muối

Cơ chế của muối làm tăng huyết áp liên quan đến việc tăng giữ nước lại cơ thể, tăng co các mạch máu ngoại vi, tăng hoạt động của các hệ thống thần kinh giao cảm và thần kinh tim.

Khi ăn muối, ion Natri sẽ được vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gây tích nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới tăng huyết áp. Bên cạnh đó, khi ăn mặn cơ thể chúng ta sẽ cảm thấy khát nước và phải uống thêm nước. Cảm giác khát nước này làm cho người ăn mặn uống nhiều nước trong ngày, kéo theo việc tăng dung lượng máu và tăng áp lực lên thành mạch. Hiện tượng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, suy tim..

Chế độ ăn mặn kết hợp với những yếu tố chấn động tâm lý đột ngột (stress) sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ renin – angiotensin, vì vậy tăng khả năng tái hấp thu Natri tại thận. Lượng lớn ion Natri sẽ được đưa vào trong tế bào cơ trơn, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới tăng huyết áp.

Ăn nhiều muối trong khi đã bị tăng huyết áp có thể thiếu yếu tố nội tiết thải muối, làm Natri bị tích tụ trong cơ thể và ion Natri tiếp tục bị vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn gây tăng huyết áp.

Muối làm tăng độ nhạy cảm của hệ thống tim mạch và thận đối với Adrenaline – một chất gây tăng huyết áp.

Tăng giữ nước thúc đẩy phù ngoại biên.

5. Lợi ích giảm muối lên sức khỏe

Giảm 1g muối/ngày giúp giảm 5mmHg huyết áp tương đương giảm 1kg cân nặng hay 1 buổi tập thể dục 30 phút vận động cường độ nhẹ. 

Giảm muối giúp kiểm soát tốt dao động tăng giảm huyết áp. Các cơn tăng huyết áp cấp tính thường ít xảy ra ở người kiểm soát tốt lượng muối nhập.

Đồng thời giúp các mạch máu co giãn tốt hơn, giảm độ nhớt giúp máu lưu thông tốt đến các cơ quan cần thiết trong cơ thể. 

Tài liệu tham khảo:

  1. Grillo, A., et al., (2019). Sodium Intake and Hypertension. Nutrients11(9)
  2. Stamler, J., et al., (2018). Relation of Dietary Sodium (Salt) to Blood Pressure and Its Possible Modulation by Other Dietary Factors: The INTERMAP Study. Hypertension

Theo BS Hồng Quân

Xem thêm: Dầu Oliu – Bí quyết của sức khỏe và sắc đẹp

Tin liên quan

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk