Hiểu thế nào về mỡ nội tạng?

Không phải loại mỡ nào cũng xấu và mỡ không được tạo ra như nhau. Nhưng có một điều chắc chắn là mỡ nội tạng là không tốt. Nó là nguyên nhân gây ra các bệnh lí, các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Hôm nay, hãy cùng LMS – GIẢM BÉO CHUẨN Y KHOA cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Mỡ nội tạng là gì?

1.1 Khái niệm

"<yoastmark

Khác với mỡ bụng, mỡ nội tạng không thể dễ dàng nhìn thấy. Bởi vì đặc điểm cấu tạo nằm bên trong khoang bụng. Thường thì các loại mỡ khác chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mĩ, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Mỡ nội tạng thì ngược lại, nó có thể tích tụ bên trong động mạch. Nằm gần các cơ quan quan trọng như gan, dạ dày và ruột của chúng ta. Có thể chủ động hoạt động, làm tăng các nguy cơ mắc các chứng bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bạn cần phân biệt giữa mỡ nội tạng và mỡ dưới da. Mỡ dưới da được lưu trữ ở dưới da, dưới các bộ phận như bụng, cánh tay, chân dễ dàng nhìn thấy bằng mắt. Còn mỡ nội tạng sẽ nằm sâu bên trong khoang bụng của bạn và không dễ dàng để nhìn thấy.

1.2. Nguyên nhân gây ra mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng xuất hiện từ các nguyên nhân như ăn quá nhiều carb và chất béo hoặc bị stress kéo dài. Nguy cơ béo phì đến từ chế độ ăn uống không lành mạnh, stress tăng nồng độ hormone Cortisol làm tăng tỉ lệ mắc các chứng bệnh lý, giảm tỉ lệ sức khỏe. Do đó mà chất béo nội tạng được dự trữ nhiều hơn.

2. Mỡ nội tạng ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

2.1. Ảnh hưởng sơ bộ

Đây là nguồn bệnh chủ động và luôn tồn tại như một quả “bom nổ chậm” trong cơ thể
Đây là nguồn bệnh chủ động và luôn tồn tại như một quả “bom nổ chậm” trong cơ thể

Trên cơ thể có sáu loại mỡ đó là mỡ thiết yếu, mỡ màu be, mỡ trắng, mỡ nâu, mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Nhưng trong số đó chỉ có mỡ nội tạng ảnh hưởng đến sức khỏe. Đầu tiên làm tăng sức đề kháng insulin gây ra chứng rối loạn chuyển hóa bất lợi cho cơ thể. Đây là nguồn bệnh chủ động và luôn tồn tại như một quả “bom nổ chậm” trong cơ thể. Khi tích tụ lâu, nó sẽ gây ra các căn bệnh như ung thư, tiểu đường và các bệnh tim mạch. Nguy hiểm hơn đó là tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ rất cao. Vì vậy, bạn nên giảm lượng mỡ này xuống mức an toàn sớm nhất có thể để tránh nó chuyển sang trạng thái xấu hơn.

2.2. Những thương tổn tiêu biểu

Những căn bệnh lí xuất hiện, nguyên nhân chính đến từ mỡ nội tạng rất nhiều. Hãy cùng tìm hiểu những căn bệnh đặc biệt nghiêm trọng này nào:

  •  Đột quỵ: Tim sẽ bị khó co bóp và hẹp mạch vành nếu tồn tại một lớp mỡ nội tạng dày bao quanh tim. Máu được vận chuyển đi nuôi tim bị cản trở gây nguy cơ đột quỵ. Mỡ đọng ở lòng mạch, gây xơ vữa động mạch, hẹp lòng mạch máu. Tạo ra các cục máu đông, cản trở máu bơm lên tế bào não. Phần não không được cung cấp đủ máu sẽ thành não chết. Nguyên nhân là không đủ oxi và dinh dưỡng để hoạt động gây ra hiện tượng đột quỵ.
  • Gan bị thương tổn: Mỡ nội tạng gây ra hiện tượng gan nhiễm mỡ, gan sẽ bị suy giảm hoặc lâu hơn là mất đi chức năng hiện có. Gây ra các căn bệnh như gan thoái hóa, xơ gan… Những người có mỡ nội tạng thường sẽ bị gan nhiễm mỡ. Có nghĩa là độ béo phì sẽ tỉ lệ với mức độ gan nhiễm mỡ của bạn.
  • Tiểu đường: Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 rất cao với những người có mỡ nội tạng. Insulin trong máu tăng cao khi cơ thể hấp thu quá nhiều đường đến từ các thực phẩm có lượng đường cao. Rất lâu, việc hấp thu lượng đường và insulin để tạo ra năng lượng của các tế bào cơ thể sẽ quen dần. Điều này sẽ làm tăng lượng đường trong máu và kháng insulin dẫn đến bệnh tiểu đường.

3. Cách giảm mỡ nội tạng

3.1. Thay đổi thói quen ăn uống

Hãy bắt đầu bằng thay đổi thói quen ăn uống
Hãy bắt đầu bằng thay đổi thói quen ăn uống

Trước tiên hãy bắt đầu bằng việc loại bỏ hoàn toàn chất béo chuyển hóa (chất béo chuyển hóa: là chất béo nhân tạo, có trong thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, các loại bánh) có trong thực đơn của bạn. Thay vào đó là chất béo tự nhiên có trong các loại hạt, bơ hay dừa. Bổ sung đầy đủ chất xơ mỗi ngày đến từ rau củ. Kèm việc theo dõi lượng calo cơ thể cần và lượng calo bạn đang nạp vào.

3.2. Kết hợp lối sống lành mạnh

Hãy sống lành mạnh
Hãy sống lành mạnh

Việc cơ thể hạn chế vận động cũng chính là nguyên nhân khiến bạn xuất hiện mỡ nội tạng. Hãy áp dụng các bài tập tim mạch như đi bộ, đạp xe. Các bài tập rèn luyện sức mạnh như chống đẩy, gập bụng cũng là một cách. hoặc đơn giản hơn là chơi môn thể thao mình yêu thích. Mài dũa ý thức, ép bản thân ngủ sớm, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ. Nói không với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

3.3. Hãy theo dõi quá trình giảm mỡ

Kích thước vòng eo là một dấu hiệu để bạn biết rằng việc giảm mỡ của mình có đang thực sự hiệu quả hay không. Cuối cùng là cân nặng. Cân nặng thay đổi cũng tỉ lệ tương đối với việc giảm loại mỡ xấu này của bạn.

3.4. Thực phẩm giảm mỡ nội tạng

Bạn đang không biết ăn gì để ít nhất là hạn chế hoặc tốt hơn đó là triệt tiêu mỡ nội tạng. Sau đây là một vài thực phẩm cũng như các chất dinh dưỡng giải quyết được vấn đề này:

"Thực

  • Từ bỏ:  thói quen ăn vặt và hạn chế đồ uống có cồn, các chất kích thích.
  • Những thức ăn giàu chất xơ như: rau xanh, trái cây tươi, các loại củ tươi, các loại ngũ cốc và các loại đậu. Ngoài ra vỏ trái cây cũng chứa rất nhiều chất xơ nhưng cần phải khử khuẩn trước khi sử dụng.
  • Tăng hấp thu protein có trong: trứng, thịt bò, ức gà, sữa… Và một lần nữa xin nhắc lại đó là hạn chế thức ăn nhanh, đồ chiên, thức ăn có sẵn.
  • Hãy uống: nhiều nước.

Như bạn đã thấy, mỡ nội tạng rất nguy hiểm và có hại cho sức khỏe. Sau khi đã hiểu về nó, mong các bạn có thể tránh việc trở thành nạn nhân của vấn đề này. LMS – GIẢM BÉO CHUẨN Y KHOA có thể hỗ trợ các bạn những vấn đề đang mắc phải, điều đang thắc mắc và những vấn đề có liên quan.

Tin liên quan

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk