Giảm cân nên ăn bánh mì gì? Khi mà bánh mì là một thực phẩm vô cùng được ưu thích bởi những ai đang thực hiện giảm cân và thường sẽ xuất hiện trong thực đơn ăn kiêng. Không cần nói cũng biết được khả năng hỗ trợ giảm cân của loại thực phẩm này là vô cùng tuyệt vời.
Nhưng có rất nhiều loại bánh mì và giảm cân nên ăn bánh mì gì để đạt được hiệu quả giảm cân cao nhất? Để biết được điều này thì hôm nay, bạn hãy cùng LMS – GIẢM BÉO CHUẨN Y KHOA đi tìm hiểu nhé!
1. Bánh mì nguyên cám
Để giải đáp câu hỏi giảm cân nên ăn bánh mì gì thì trước tiên không thể nào không kể đến cái tên vô cùng quen thuộc là bánh mì nguyên cám phải không nào?
Được chế biến từ 100% hạt lúa mì nguyên chất và bao gồm các phần như hạt, nội nhũ và phần cám đặc biệt dồi dào chất xơ. Rất dễ nhận diện bởi các đặc điểm như có màu nâu sẫm, giòn tan với hương vị vô cùng đậm đà và thơm ngon đến mức không thể nhầm lẫn.
Chứa rất nhiều protein để bổ sung xây dựng cơ bắp, chất béo, vitamin và cả khoáng chất… Như đã nói đến ở trên, chất xơ đến từ phần cám rất tốt cho hệ tiêu hóa, đem lại cảm giác no lâu và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
2. Bánh mì làm từ ngũ cốc
Được chế biến từ các loại ngũ cốc và dữ nguyên phần cám nên bánh có màu nâu sậm. Có thể nói là vô cùng bổ dưỡng, cung cấp được mức năng lượng cần thiết và các dưỡng chất có lợi cho việc duy trì các hoạt động vận động của cơ thể.
Lượng carb chiến từ 45% – 65% mức năng lượng cần thiết mỗi ngày cho cơ thể. Ngoài ra còn có các khoáng chất như Magie, Selen, Cu, Fe và Vitamin B… có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư, tiểu đường, các căn bệnh về tim mạch và đặc biệt tối cho phụ nữ thời kỳ mang thai hay đang trong thời kỳ cho con bú.
Lượng chất xơ trong loại bánh mì này cũng vô cùng dồi dào, đủ để khiến cho bạn ngăn ngừa cơn đói, xua tan cơn thèm ăn. Lượng cholesterol cũng được giảm đi một cách đáng kể và hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa.
3. Bánh mì bột chua
Khác với 2 loại bánh mì được kể trên, bánh mì bột chua được chế biến theo cách thông thường, có điều không sử dụng men công nghiệp mà thay vào đó là men tự nhiên để tạo được sự phồng và xốp dẻo cho bánh.
Có vị chua nhẹ, vỏ bánh tương đối dày và giòn tan khi thưởng thức. Phần ruột đảm bảo được độ mềm và ẩm, mùi thơm của bột và hương vị đậm đà rất đặc trưng. Nhờ sự lên men từ bột chua đã giảm được đến 50% hàm lượng phytate. Giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn, nhờ vào việc chứa đựng rất nhiều lợi khuẩn trong suốt quá trình lên men.
4. Bánh mì làm từ yến mạch
Với sự kết hợp đa dạng đến từ rất nhiều thành phần bao gồm yến mạch, bột mì nguyên cám, men, muối, nước… Nhờ đó mà bánh có được độ xốp, tỏa ra được mùi yến mạch tạo nên nét đặc trưng và đặc biệt là người ăn sẽ không có cảm giác bị khô trong khoang miệng khi ăn.
Thường được đưa vào các thực đơn ăn kiêng, thực đơn của những người có vấn đề về tim mạch hay tiểu đường. Đó là nhờ lượng chất xơ cùng các chất dinh dưỡng có phần tương đồng với các loại bánh mì khác như: magie, vitamin B1, fe, kẽm… Lượng chất xơ này có khả năng giảm hàm lượng cholesterol bên trong cơ thể, không gây tăng lượng đường trong máu và giảm thiểu gia tăng huyết áp bất ổn định.
5. Bánh mì hạt lanh
Bánh mì hạt lanh được chế biến chủ yếu dựa trên bột ngũ cốc nguyên hạt và tất nhiên là không thể thiếu hạt lanh. Rất dễ nhận dạng với vỏ ngoài màu nâu đỏ, phần ruột xốp bông có phần mềm mại và không thể không kể đến hương vị đặc trưng tạo nên cái tên này.
Khả năng chống oxi hóa và nguy cơ mắc bệnh ung thư đến từ hạt lanh có chứa các hợp chất lignans, nguồn nguyên liệu chế biến lên loại bánh mì này được công nhận là vô cùng tuyệt vời. Ngoài ra hạt lanh còn chứa các yếu tố vi lượng như selen, manga hay kali và đặc biệt là rất giàu chất xơ. Lượng carb tồn tại bên trong bánh mì này rất ít nên bạn không phải quá lo lắng về nguy cơ tăng cân đâu nhé.
6. Bánh mì đen làm từ lúa mạch
Được chế biến từ 100% bột lúa mạch, màu nâu hoặc xám đặc trưng rất dễ nhận diện, không quá ngọt và ít tồn tại chất béo nhưng dư vị của vị ngọt sau khi thưởng thức sẽ là điều được nhớ đến.
Hàm lượng chất xơ được cho là cao hơn 4 lần so với bánh mì trắng, chứa nhiều vitamin B và chỉ số đường huyết trong thực thực phẩm cũng thấp hơn rất nhiều. Cảm giác no cũng lâu hơn và sự ảnh hưởng đến lượng đường trong máu cũng ít hơn.
7. Bánh mì làm từ các loại bột hạt
Hay còn gọi là bánh mì không gluten, loại bánh mì này được chế biến từ các thành phần nguyên liệu như bột gạo lứt, hạnh nhân, bột sắn, khoai tây hay cũng có thể là bột ngô. Chứa lượng carb ở mức rất thấp nhưng lại vô cùng dồi dào chất xơ và đặc biệt là protein hơn rất nhiều các loại bánh mì chế biến từ lúa mì hay các loại ngũ cốc khác.
Hy vọng những loại bánh mì mà chúng tôi giới thiệu sẽ giúp bạn giảm cân một cách hiệu quả và không phải suy nghĩ phương án cho câu hỏi “giảm cân nên ăn bánh mì gì?” nữa nhé. Liên hệ ngay cho LMS – GIẢM BÉO CHUẨN Y KHOA để được tư vấn tận tình và nhanh chóng cho các vấn đề hay khúc mắc bạn đang mắc phải nhé.