Dầu Ô liu là chế phẩm sinh học được sử dụng rộng rãi trong các ngành chế biến và chăm sóc sức khỏe. Hiện nay nó được bày bán ở hầu khắp các chuỗi siêu thị trên toàn quốc. Trên thị trường có nhiều loại dầu ô liu với nhiều nhãn mác và chất lượng khác nhau. Hãy cùng LMS – Giảm Béo Chuẩn Y Khoa tìm hiểu công dụng của dầu ô liu và cách chọn lựa dầu ô liu phù hợp mới mục đích sử dụng nhé.
1. Dầu ô liu là gì?
Một đặc sản truyền thống làm nên thương hiệu của vùng Địa trung hải đó là cây ô liu. Từ trái ô liu người ta tinh chiết ra dầu bằng nhiều quy trình phức tạp. Dầu ô liu được sử dụng phổ biến nhất cho thị trường chế biến thực phẩm với những món salad thơm ngon phù hợp những người mắc bệnh tim, cholesterol cao và huyết áp cao.
Dầu ô liu được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn, mỹ phẩm, thuốc, xà phòng và làm nhiên liệu cho đèn truyền thống. Khởi đầu từ Địa Trung Hải, cho đến nay nó phổ biến trên toàn thế giới.
Trong chế biến thức ăn, dầu ô liu được sử dụng như làm dầu ăn và dầu trộn salad. Cách phân loại dâu ô liu dựa theo hàm lượng acid oleic tự do. Loại dầu ô liu Extra virgin chứa tối đa 1% acid oleic tự do, loại dầu ô liu nguyên chất chứa 2% và loại dầu ô liu thông thường chứa 3,3%. Nếu tỷ lệ acid oleic tự do cao hơn 3,3% dầu ô liu sẽ được phân thành nhóm chưa tinh chế và được coi là “không phù hợp cho con người”.
Acid béo chứa trong dầu ô liu liên quan đến giảm mức cholesterol xấu trong máu và có tác dụng chống viêm. Thêm vào đó, lá cây ô liu và dầu ô liu còn có thể làm giảm huyết áp. Dầu ô liu cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn gây bệnh và nấm.

2. Lợi ích sức khỏe của dầu ô liu?
Chống táo bón
Dầu ô liu được biết đến như thuốc xổ “tự nhiên”. Loại thực phẩm đặc biệt này khi kết hợp cùng nước cốt chanh là chọn lựa ưu tiên cho bữa sáng, khi đường tiêu hóa đang rỗng, giúp giảm và phòng ngừa hiệu quả táo bón và các rối loạn tiêu hóa. Việc dùng phối hợp cùng nước cốt chanh giúp cải thiện nhu động ruột, đồng thời hiệu quả khi bị đầy hơi và tiết nhiều acid.
Công thức pha trộn với nước cốt chanh và dầu ô liu gồm : ½ muỗng canh dầu ô liu, ½ muỗng canh nước cốt chanh tươi. Khi lựa chọn kết hợp 2 thực phẩm này với nhau, nên ưu tiên dùng khoảng 30 phút trước khi ăn sáng, dùng ít nhất ba lần một tuần.
Giải độc cơ thể
Dầu ô liu và các chế phẩm có khả năng đào thải độc chất và giúp thanh lọc cơ thể. Cơ chế hoạt động của dầu ô liu phức tạp giúp tăng cường hoạt động của gan, túi mật và tạo ra hàng rào bảo vệ nhằm chống lại các gốc tự do.
Giúp kiểm soát cholesterol “xấu”
Trong dầu ô liu có các chất béo “tốt” giúp điều chỉnh nồng độ mỡ trong máu và phòng ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch nguyên nhân chính gây bệnh lý tim mạch. Nếu dùng thường xuyên giúp kiểm soát được lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt.

Làm dịu các cơn đau khớp
Dầu ô liu tham gia tác động làm giảm các phản ứng viêm và chính điều này giảm các cơn đau khớp. Nhờ nồng độ chất chống oxy hóa cao nên có tác dụng loại bỏ chất độc, làm chậm quá trình oxy hóa. Đây là phương pháp đơn giản hiệu quả giúp dự phòng các cơn đau khớp.
Chăm sóc làn da, mái tóc
Đây là vị thuốc đơn giản giúp bảo vệ tóc, móng không bị khô, dễ gãy…nếu xoa trực tiếp dầu ô liu và các chế phẩm lên bề mặt móng giúp giữ ẩm và nuôi dưỡng móng được khỏe mạnh. Thêm vào đó có tác dụng kháng vi khuẩn gây bệnh, làm se lỗ chân lông nên rất lý tưởng cho những trường hợp bị “gàu” và nhiễm trùng da.
Giảm béo bụng
Tuy không có tác dụng làm giảm béo bụng nhưng thực sự giúp giảm cân. Do có tác dụng cải thiện chức năng gan, túi mật, đây là hai cơ quan cần thiết giúp tiêu hóa chất béo và giúp tăng cường trao đổi chất.
Cải thiện lưu thông máu
Dầu oliu có tham gia quá trình chống đông máu, nhờ đó giảm tình trạng tắc nghẽn mạch máu vì vậy giúp cải thiện lưu thông máu. Nếu xoa trực tiếp trên da giúp ngăn chặn tình trạng dãn tĩnh mạch.
Kiểm soát huyết áp
Trong thành phần dầu ô liu và nước có chứa các chất chống oxy hóa và các khoáng chất, chính những thành phần này rất tốt cho người bị cao huyết áp. Nếu dùng khi bụng đói giúp kiểm soát huyết áp và cải thiện nhịp tim
Dự phòng lão hóa sớm
Nếu dùng hàng ngày dầu ô liu và các chế phẩm sinh học từ dầu ô liu sẽ cung cấp cho cơ thể lượng chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng cho tế bào và điều này giúp dự phòng lão hóa sớm.
3. Các loại dầu ô liu trên thị trường
- Olive Extra Virgin (Extra Virgin Olive Oil)
- Olive nguyên chất (Virgin Olive Oil)
- Olive tinh luyện (Refined Olive Oil)
- Olive nguyên chế (Pure Olive Oil)
- Olive ép xác (Olive Pomace Oil)
Dầu Olive Extra Virgin (Extra Virgin Olive Oil) – Đây là loại dầu ô liu có chất lượng cao nhất.
Chất lượng của loại Extra Virgin Olive Oil liên quan nghiêm ngặt đến phương pháp thu hoạch, sản xuất, hương vị và thành phần hóa học của dầu ô liu. Muôn đạt chứng nhận Extra Virgin Olive Oil, dầu ô liu phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Dầu phải được chiết xuất từ lần ép đầu tiên của trái ô liu tươi. Đảm bảo phải được ép trong vòng 24 giờ sau khi thu hoạch.
- Đảm bảo chiết xuất bằng phương pháp cơ học, không dùng các chất hóa học, và không sử dụng nhiệt quá cao. Cụ thể là nhiệt độ dưới 28ºC.
- Về chất lượng phải đảm bảo axit béo gốc tự do hoặc hàm lượng axit phải nhỏ hơn 0,8-1%.
- Về hình thức dầu trong, xanh vàng, có hương vị và mùi thơm đặc trưng hoàn hảo.
Extra Virgin Olive Oil là chế phẩm dầu ô liu cao cấp nhất có tác dụng tốt nhất với sức khỏe. Các đầu bếp hàng đầu rất thích dùng loại dầu trong món salad, vì nó có điểm bốc khói (smoking point) thấp hơn rất nhiều so với các loại dầu nấu ăn khác. Ngay cả khi được dùng nấu ở nhiệt độ rất thấp, nó vẫn có thể bị cháy. Dùng dầu ô liu này để làm nước sốt cho món salad hay chỉ cần rưới nó lên trên các món ăn lạnh để thêm hương vị riêng biệt cho món ăn.
Dầu Olive nguyên chất (Virgin Olive Oil)
Loại dầu Olive Virgin cũng giống như Extra Virgin Olive Oil đảm bảo lấy chiết xuất lần ép trái đầu tiên tuy nhiên hàm lượng axit cao đến 1-2% do đó nó có chất lượng kém hơn loại dầu Olive Extra Virgin. Do đó chỉ có 1 sự khác biệt giữa dầu Virgin Olive Oil và dầu Extra Virgin Olive Oil là hàm lượng axit oleic trong Virgin Olive Oil cao hơn.
Virgin Olive Oil cũng là loại dầu chưa tinh luyện, đồng nghĩa là không sử dụng hóa chất hoặc nhiệt trong khi sản xuất. Dầu Virgin Olive Oil thường được chế biến thức ăn hoặc dùng để nướng bánh. Lưu ý, tránh sử dụng dầu ô liu cho thực phẩm chiên trong dầu. Nếu bạn làm đồ chiên trong dầu, hãy chọn dầu đậu nành vì nó có ít axit béo bão hòa và điểm bốc khói cao. Độ mạnh của hương vị có thể mang lại sự khác biệt dịu nhẹ hơn so với hương vị của dầu Olive Extra Virgin.
Dầu Olive tinh luyện (Refined Olive Oil)
Đây là loại dầu ô liu được tinh luyện có sử dụng hoá chất hoặc nhiệt để chiết xuất càng nhiều dầu càng tốt từ xác ô liu còn sót lại sau lần ép đầu tiên. Các chế phẩm dầu thu được là loại dầu ô liu chứa nhiều axit béo hơn với hàm lượng axit béo bão hòa cao hơn, hương vị thấp và ít hàm lượng chất chống oxy hóa tự nhiên.
Thường các nhà sản xuất hay pha thêm các loại dầu Extra Virgin hoặc Virgin Olive Oil để tăng thêm và đảm bảo hương vị, màu sắc và mùi thơm truyền thống cho sản phẩm.
Dầu ô liu tinh luyện hoàn toàn có thể dùng nấu các món ăn.

Dầu Olive nguyên chế (Pure Olive Oil)
Là loại dầu được pha trộn giữa dầu olive tinh chế (Refined Olive Oil) và dầu Olive Extra Virgin hoặc Olive Virgin với hàm lượng khoảng 5 – 15% của 1 trong 2 loại dầu ô liu hảo hạng trên. Không nên sử dụng dầu ô liu nguyên chế để nấu ăn vì khi đun nóng, dầu có mùi đặc trưng không ngon miệng. Tuy nhiên, nó rất tốt cho da đầu, tóc và da của bạn. Bạn có thể sử dụng dầu ô liu để loại bỏ gàu, tóc xoăn và da khô.
Dầu Olive ép từ xác (Olive Pomace Oil) – Đây là loại dầu ô liu có chất lượng kém nhất.
Là loại dầu ô liu ép từ xác (Olive Pomace Oil) được tinh luyện cùng với các sản phẩm phụ của quá trình ép dầu ô liu nguyên chất, bao gồm vỏ trái ô liu, hạt và xơ được đun nóng rồi chiết xuất lượng dầu còn lại bằng dung môi công nghiệp. Sản phẩm thu được là hỗn hợp dầu, tiếp tục được chuyển qua quá trình nhiều công đoạn… Dầu ô liu ép từ xác nhạt vị và gần như không còn chút chất chống oxy hóa tự nhiên nào.
Dầu ô liu ép từ xác (Olive Pomace Oil) có thể dùng trong nấu ăn, nhưng sẽ không mang lại tác dụng gia tăng hương vị hay lợi ích sức khoẻ.
Tóm lại, tùy theo nhu cầu sử dụng, nếu chúng ta mua dầu ô liu để dùng vì lợi ích sức khoẻ thì ưu tiên hàng đầu nên mua Extra Virgin Olive Oil hoặc Virgin Olive Oil để nấu ăn để có những hương vị món ăn tuyệt vời theo chuẩn Michelin.
Nếu lựa chọn vì mục địch làm đẹp lựa chọn loại dầu Pure Olive Oil có thể hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu làm đẹp và giảm chi phí cho hầu bao.
Tránh mua phải Olive Pomace Oil vì có khi bạn phải trả giá cao cho sản phẩm không cao về chất lượng. Ngay cả khi bạn đang sử dụng các loại dầu chất lượng tốt nhất, là những loại dầu có lợi cho sức khỏe nhất, nhưng nó vẫn là một chất béo và vẫn nên được sử dụng ở mức độ vừa phải.
Hi vọng bài viết này của LMS – Giảm Béo Chuẩn Y Khoa có thể giúp bạn hiểu được những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của dầu ô liu và phân biệt được các loại dầu ô liu hiện có trên thị trường nhé.
Theo BS. Hồng Quân
Xem thêm: Nên dùng loại dầu ăn nào khi giảm cân