Trái gấc Việt Nam luôn giành được nhiều quan tâm từ giới y học thế giới. Sau nhiều nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế, nhiều công ty dược phẩm hàng đầu thế giới đã đặt tên gấc là “quả đến từ thiên đường” bởi những dưỡng chất trong gấc giúp chúng ta tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, lão hóa da, giúp sáng mắt… hay còn có tác dụng hỗ trợ phòng chống lại bệnh ung thư. Cùng LMS tìm hiểu tác dụng của trái gấc đối với sức khỏe nhé!
1. Từ món ăn truyền thống đến vị thuốc nổi tiếng
Gấc là một loại trái cây nhiệt đới được sử dụng làm thực phẩm tốt cho sức khỏe và y học cổ truyền ở Việt Nam và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, phần vỏ màu đỏ bao quanh hạt của quả gấc trưởng thành thường là được tiêu thụ theo công thức truyền thống Việt Nam – “Xôi gấc”.
Trong chúng ta ai cũng đã từng tay cầm nắm xôi gấc bố mẹ chuẩn bị cho bữa ăn sáng trước khi đến trường. Xôi gấc cũng chính là món ăn đa số người Việt Nam biết đến, khác biệt có lẽ là trong cách chế biến có thêm những gia vị, hương vị từng vùng miền, thông thường người ta ăn kèm muối đậu phộng hay muối mè vàng.
Là trái cây, đặc biệt là hạt rất giàu carotenoid, -carotene và lycopene, theo các tài liệu cổ truyền của Việt Nam có thể được sử dụng để điều trị còi xương ở trẻ sơ sinh, bệnh quáng gà, viêm da thần kinh, trĩ…(3) Ở Thái Lan, quả và chồi gấc non được lấy làm rau ăn. Ở Quảng Tây – Trung Quốc người ta cũng ăn các chồi non của gấc như một nguồn bổ sung vitamin C, vitamin B2, lycopene, beta carotene…
Trái gấc có cấu tạo gồm các lớp: vỏ, lớp thịt và lớp vỏ bao hạt.
- Lớp vỏ bao của hạt chưa lycopene và beta caroten (nguồn cung cấp vitamin A tự nhiên ở trẻ em), và các vỏ (màu vàng) chứa số lượng lớn nhất của lutein.
- Nguồn dinh dưỡng còn lại bao gồm acid gallic và rutin.
Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trái gấc chủ yếu chứa saponin, acid béo, các thành phần dễ bay hơi, terpenoids, lignin, steroids, proteins, peptides và các thành phần khác.

2. Tác dụng của trái gấc
Giảm tỷ lệ ung thư
Cơ chế và tác dụng sinh học của gấc và chiết xuất trong phòng ngừa ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư thực quản và ung thư biểu mô cổ tử cung ở người đã được chứng minh (1). Chiết xuất ethanol từ gấc có thể làm giảm đau do ung thư vú gây ra. Sau 48 giờ điều trị với tinh chất gấc, sự tăng sinh tế bào ung thư bị ức chế, gây ra quá trình chết theo chu kỳ của tế bào và các chu kỳ tế bào bị chặn lại (2).
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chứng minh chiết xuất ethyl acetate có hoạt tính chống khối u và đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm và lâm sàng. Thử nghiệm trên chuột bằng cách tiêm tế bào gây ung thư da vào nách phải của chuột đã chứng minh rằng chiết xuất có thể ức chế sự phát triển của khối u (1).
Ảnh hưởng đến mắt
Một số carotenoid có trong mắt có tác dụng hỗ trợ tăng thị lực trong môi trường kém ánh sáng (ví dụ như provitamin A) và tăng khả năng của mắt vì sự thiếu hụt có thể dẫn đến thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi tác. Cơ chế hoạt động của các carotenoid chưa được hiểu đầy đủ nhưng có liên quan đến tác dụng chống oxy hóa cũng như tác dụng bảo vệ chống lại ánh sáng xanh. Vì khả năng cung cấp các chất này, quả gấc rất có lợi cho mắt.
Thực tế là loại siêu quả này rất giàu các chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và chức năng hoạt động của mắt như β-caroten, zeaxanthin và lutein, nên nó được khuyến khích đưa vào khẩu phần ăn của người dân Việt Nam, chẳng hạn như vào bữa ăn cho trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai.
Thật vậy, việc hấp thụ các carotenoid đó thông qua chế độ ăn uống giàu dầu có thể giúp ích cho mắt cho dù carotenoid được hấp thụ tốt vào cơ thể hay không. Trong khi đó, việc nấu nướng có thể làm phân hủy các carotenoid và chất không bão hòa acid béo trong dầu gấc và làm cho chúng có thể là các phân tử tiền oxy hóa. Hạt và dầu thu được từ lớp vỏ hạt được sử dụng làm chất bổ sung để điều trị chứng ‘khô mắt’ và bệnh quáng gà do thiếu vitamin A, cũng như để thúc đẩy thị lực khỏe mạnh.
Để đưa ra khuyến nghị bổ sung dầu gấc, một nghiên cứu về việc bổ sung gấc trong 30 ngày như một nguồn cung cấp vitamin A cho trẻ em ở nông thôn Việt Nam. Kết quả của nó là khả quan liên quan đến sự gia tăng nồng độ β-caroten trong huyết tương ở trẻ em sau khi bổ sung. Các tác giả kết luận rằng quả gấc nên được coi là một phần của chiến lược bền vững dựa trên thực phẩm để giảm tỷ lệ thiếu vitamin A ở Việt Nam (3).
Tăng cường thị lực và làm đẹp da
Vitamin A, chứa hàm lượng cao trong gấc, là vitamin thiết yếu cho hoạt động của mắt, giúp làm sáng mắt và chữa một số bệnh liên quan tới mắt.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định gấc và các chế phẩm từ gấc là thực phẩm quan trọng với giá thành rẻ trong việc chăm sóc làn da mịn màng, trắng hồng bởi thành phần của gấc và các chế phẩm từ gấc bao gồm β-Caroten (tiền vitamin A) cao gấp 2 lần so với dầu gan cá thu, 10-20 lần so với cà rốt, là beta caroten thiên nhiên nên có tác dụng chống lão hoá mạnh nhất. Đồng thời bổ sung nguồn vitamin A giúp duy trì một làn da khỏe mạnh, mềm mại và và mịn màng, tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da.
Chống lão hóa
Cả quả gấc và hạt của nó đều có hoạt tính chống oxy hóa. Trong đó, vitamin E là thành phần chống oxy hóa tự nhiên chính. Các chất ức chế chymotrypsin, MCoCI có trong tự nhiên có thể ngăn cản sự tiến triển của lão hóa như sự suy giảm glutathione và quá trình peroxy hóa lipid. MCoCI có thể bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa cấp tính gây ra bởi các loại hóa chất ngoại lai ở mức độ cho phép, cơ chế của nó bao gồm việc ngăn chặn sự hình thành các chất oxy phản ứng.
Hỗ trợ lành vết loét dạ dày
Chiết xuất ethanol từ trái gấc có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét dạ dày trên chuột. Chiết xuất chống lại tổn thương niêm mạc dạ dày cấp bằng cách ức chế sản xuất các cytokine gây viêm, điều hòa giảm PLA2 và 5-LOX gây nặng thêm tình trạng loét dạ dày và tăng tổng hợp chất nhầy. Tương tự, nó cũng có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét do acid acetic gây ra. Dùng dung dịch chiết xuất đường uống với liều 200 mg/kg mỗi ngày trong 14 ngày sau khi tiêm acid acetic, sự gia tăng yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu là có ý nghĩa (1).

3. Lưu ý khoa học khi dùng dầu gấc
Mặc dù là một loại hạt của trái cây nhiệt đới và có lịch sử làm thuốc gần 1000 năm, nhưng trái gấc không phải là một loại thảo mộc hoàn toàn không độc hại như mong muốn. Cuốn sách tổng hợp nổi tiếng về các loại thuốc vào thời nhà Minh đã ghi lại độc tính của nó. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với độc tính trong ứng dụng lâm sàng là rất hiếm. Lý do là như sau: thứ nhất, cách quản lý chính là sử dụng qua da. Thứ hai, khi dùng thuốc uống, cần loại bỏ dầu béo, liều dùng hàng ngày từ 0,6 đến 1,2g.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thành phần độc chất trong trái gấc chủ yếu là saponin và cochinchinin. Bên cạnh đó, cả dịch chiết nước và dịch chiết ethanol của trái gấc đều có độc tính nhất định. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liều gây tử vong trung bình (LD50) khi tiêm saponin vào tĩnh mạch ở chuột. Hơn nữa, saponin có tác dụng tán huyết trên hồng cầu thỏ. Một thành phần độc hại khác là cochinchinin. Con chuột bị nhiễm độc chết từ từ.
Một nghiên cứu sau khi tiến hành sử dụng liều khoảng 8 đến 12 g chiết xuất nước từ trái gấc cho 50 bệnh nhân ung thư, men gan alanin aminotransferase tăng cao và có thể gây tổn thương nhẹ cho gan sau khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, về cơ bản là an toàn cho con người khi sử dụng theo liều khuyến cáo.
Nguồn:
- Xu, X. R., (2019), A Potential Anti-Tumor Herb Bred in a Tropical Fruit: Insight into the Chemical Components and Pharmacological Effects of Momordicae Semen. Molecules.
- Meng L.Y., et al., (2011), Cochinchina momordica seed extract induces G2/M arrest and apoptosis in human breast cancer MDA-MB-231 cells by modulating the PI3K/Akt pathway. Asian Pac. J. Cancer Prev.
- Vuong, T., (2002), β-carotene and retinol concentrations of children increase after a 30-d supplementation with the fruit Momordica cochinchinensis (gac). Am. J. Clin. Nutr.
Theo BS Hồng Quân