Chất khoáng vi lượng và vai trò đối với sức khỏe

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chất lượng bữa ăn ngày càng được chú trọng. Việc tìm hiểu các thuật ngữ chuyên ngành về dinh dưỡng trở nên cấp thiết. Một trong số các thuật ngữ đó là “Chất khoáng vi lượng”. Vậy chất khoáng vi lượng là gì? Vai trò của nó như thế nào đối với cơ thể? Hãy cùng LMS – Giảm Béo Chuẩn Y Khoa tìm hiểu dưới bài viết này.

1. Chất khoáng vi lượng là gì?

Chất khoáng là chất dinh dưỡng thiết yếu trong cơ thể con người, nó vô cùng quan trọng trong việc duy trì hoạt động sống, cũng như bảo vệ sức khỏe, tương tự như vitamin. Dựa vào hàm lượng trong cơ thể cần, chất khoáng chia thành 2 loại:

  • Chất khoáng đa lượng là các chất dinh dưỡng cần được cung cấp cho cơ thể hàng ngày với số lượng lớn, được tính bằng đơn vị gram trở lên như: canxi, kali, natri, clo, photpho, magie.
  • Trong khi đó, chất khoáng vi lượng (hay được gọi là vi khoáng) là các chất dinh dưỡng mà nhu cầu cho cơ thể hàng ngày rất ít, đơn vị thường tính bằng miligam hoặc nhỏ hơn như: sắt, đồng, selen, kẽm, flo, crom, iot, mangan.

Tuy nhiên, những chất khoáng vi lượng trên chiếm tỉ lệ thấp hơn các chất khoáng đa lượng. Nhưng chúng đều có vai trò quan trọng như nhau trong cơ thể. Nếu thiếu một trong số các chất khoáng vi lượng trên, thì có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.

Chất khoáng vi lượng
Chất khoáng vi lượng (hay được gọi là vi khoáng) là các chất dinh dưỡng mà nhu cầu cho cơ thể hàng ngày rất ít, đơn vị thường tính bằng miligam hoặc nhỏ hơn như: sắt, đồng, selen, kẽm, flo, crom, iot, mangan.

2. Vai trò của chất khoáng vi lượng đối với sức khỏe con người

Mỗi chất khoáng vi lượng đều có chức năng và vai trò riêng đối với cơ thể con người. Dưới đây là chức năng nổi bật của một số vi khoáng:

2.1. Sắt

Sắt là một khoáng chất được biết đến khá phổ biến. Nó gắn liền với bệnh thiếu máu, một bệnh lý thường gặp hiện nay. Sắt là nguyên liệu cho quá trình tạo máu của cơ thể, cụ thể là quá trình tạo Hemoglobin. Hemoglobin đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, sắt là một thành phần của enzym hoặc các chất xúc tác sinh học. Do đó, chúng ta phải chú trọng bổ sung các thực phẩm chứa sắt vào trong bữa ăn gia đình hàng ngày.

2.2. Đồng

Đồng là một vi chất được hấp thu tại dạ dày và phần trên của ruột non. Tuy có liều lượng rất nhỏ trong cơ thể, đồng có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa sắt và lipid. Cùng với đó, nó giúp bảo trì cơ tim, cần thiết cho các hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Ngoài ra, đồng còn góp phần bảo vệ màng tế bào, tạo xương và chuyển hóa cholesterol xấu trong cơ thể.

2.3. Selen

Selen( Selenium) đóng vai trò vô cùng cần thiết đối với hệ miễn dịch. Nguyên tố này có trong ít nhất 13 loại protein khác nhau. Có thể nhóm lại thành glutathione peroxidase và reductase thioredoxin, là một trong những thành phần của hệ thống chống oxy hóa của các tế bào trong cơ thể.

Do đó, nó khôi phục hoạt tính của các gốc tự do, để ngăn chặn các quá trình phá hủy tế bào, gây nên các bệnh mãn tính không lây, đặc biệt là ung thư.   

Ngoài ra, selen có vai trò quan trọng đối với quá trình tăng trưởng. Nó được coi như một loại emzym xúc tác cho quá trình tạo hormon tuyến giáp. Từ đó, giúp kích cầu năng lượng, cần thiết cho quá trình tăng trưởng của cơ thể con người.   

2.4. Kẽm

Kẽm là thành tố không thể thiếu của quá trình tăng trưởng, phát triển của cơ thể con người. Các nhà khoa học cho biết, nguyên tố này tham gia vào cấu trúc của hơn 300 loại enzym khác nhau. Không những thế, nó còn đóng vai trò như một chất xúc tác cho các hoạt động chức năng hàng ngày của cơ thể.

  • Lượng kẽm trong máu có mối quan hệ trực tiếp với hormon testosteron. Vì vậy, khi cơ thể thiếu kẽm, do thay đổi gốc steroid, sẽ dẫn tới thiểu năng tuyến sinh dục và chậm phát triển.
  • Kẽm cũng tương tác với các hormon tăng trưởng xương, như somatomedin-c, osteocalcin, testosteron, hormon giáp trạng và insulin. Do đó, nguyên tố này giúp tăng hiệu quả của vitamin D đến chuyển hóa xương, giúp xương phát triển và chắc khỏe.
  • Kẽm  kích thích sự ngon miệng, do nó tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Điều này giải thích tại sao một số các loại thuốc chống kém ăn, điều trị biếng ăn có thành phần chứa kẽm.
  • Đặc biệt, kẽm giúp tăng nhanh quá trình tái tạo niêm mạc, miễn dịch tế bào. Từ đó, cơ thể giảm mức độ trầm trọng của nhiễm trùng. 

2.5. Iod

Iod là thành phần quan trọng của hormon tuyến giáp. Nguyên tố này được phát hiện vào năm 1820, gắn liền với căn bệnh bướu cổ. Trong tuyến giáp, iod tham gia quá trình tổng hợp thyroxin là một hormon tuyến giáp. Hormone này cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Thêm vào đó, hormon thyroxin còn giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng.

3. Thiếu chất khoáng vi lượng dẫn đến hậu quả gì?

Mặc dù, các chất khoáng vi lượng cần một lượng rất nhỏ trong cơ thể. Nhưng nó lại vô cùng quan trọng, giúp cơ thể vận hành bình thường. Nếu thiếu những nguyên tố này trong một thời gian dài, cơ thể có thể gặp các vấn đề dưới đây:

  • Suy giảm miễn dịch: Các chất khoáng vi lượng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch. Khi thiếu các chất khoáng này, hệ miễn dịch suy yếu, không chống chọi được với các tác nhân bệnh. Dẫn đến, cơ thể sẽ dễ bị mắc các bệnh lý.
  • Suy dinh dưỡng: Đối tượng dễ nhận biết nhất là trẻ em. Bởi khi, trẻ thiếu chất khoáng vi lượng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của trẻ. Các biểu hiện như: biếng ăn, chậm tăng cân hơn.
  • Tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý, như thiếu máu, bướu cổ,…
Rau họ cải, bao gồm bông cải xanh, cải xoăn, cải bắp, cải xoong. Những thực phẩm này giàu magie, kali, mangan và canxi.

4. Nguồn chất khoáng vi lượng trong tự nhiên

Chất khoáng vi lượng nói riêng và chất khoáng nói chung, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu vi khoáng: 

  • Quả hạch và hạt: là nguồn thực phẩm giàu magie, kẽm, magie, đồng, selen và photpho.
  • Rau họ cải, bao gồm bông cải xanh, cải xoăn, cải bắp, cải xoong. Những thực phẩm này giàu magie, kali, mangan và canxi.
  • Trứng là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Nó chứa hàm lượng cao sắt, photpho, kẽm, selen. Thêm vào đó, thực phẩm này chứa nhiều vitamin, chất béo , chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Đặc biệt trứng là nguồn đạm tuyệt vời cho sức khỏe chúng ta.
  • Đậu là thực phẩm chứa chất xơ và protein. Cùng với đó, đậu chứa nhiều chất khoáng như canxi, magie, sắt, photpho, kali, mangan, đồng, kẽm.

Ngoài ra, các thực phẩm như: cá mòi, rau củ có tinh bột( khoai lang, khoai tây,…), trái cây( chuối, xoài, dứa, ổi, mít,…) cũng là nguồn cung cấp chất xơ vô cùng phong phú và đa dạng.

Tóm lại: Chất khoáng vi lượng là những chất quan trọng cho cơ thể. Chúng tham gia vào hầu hết các hoạt động hàng ngày của cơ thể chúng ta. Hãy thiết lập cho bản thân và gia đình mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, để đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch này nhé.

Xem thêm: Sắt và những vai trò đối với cơ thể

Tin liên quan

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk