Cách giảm cân cho bà bầu bị thừa cân trong thời gian mang thai là gì? Một số mẹ bầu được mẹ ruột lẫn mẹ chồng chăm lo chu đáo, tẩm bổ đủ thứ món ăn nên cứ tăng cân vùn vụt. Trường hợp mang thai đến tháng thứ 7 và đã tăng trên 17kg không phải là hiếm gặp. Việc tăng cân quá nhiều như thế sẽ gây nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và con, sợ nhất là tiền sản giật – sản giật. Nếu không được quan tâm cải thiện, có thể nguy hiểm tính mạng.
1. Những nguy hiểm rình rập khi sản phụ tăng cân quá nhiều
Phụ nữ bị thừa cân trong thai kỳ dễ mắc một số bệnh nhất định như tiểu đường trong thời kỳ thai nghén. Rủi ro về sức khỏe càng tăng cao khi chỉ số BMI của mẹ bầu lớn hơn 30. Tức là đã thuộc diện thừa cân béo phì. Bên cạnh đó, mẹ bầu thừa cân còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi với các nguy cơ như: dị tật bẩm sinh, sinh non, đẻ khó do kẹt vai trong khi sinh vì em bé to, thậm chí tử vong sau khi sinh…
Nếu như chỉ số BMI của bạn trước khi mang thải ở mức 21 – 22, mà sau 7 tháng có bầu đã tăng thêm 17 kg thì thực sự là mức tăng cân thai kỳ quá nhiều, cần cẩn trọng. Thường thì người có BMI trong mức bình thường chỉ nên tăng 10 – 12 kg mà thôi. Phụ nữ mang thai tăng cân quá mức có thể khiến quá trình sinh nở có nhiều bất lợi, rủi ro. Do đó, bạn cần kiểm soát cân nặng ngay từ khi mang thai để mức tăng ở mức bình thường. Tuy nhiên, việc giảm cân khi mang thai cũng còn gây nhiều tranh cãi. LMS xin khuyến cáo bạn không nên dùng các cách giảm cân cho bà bầu bằng kiêng khem khắt khe, nó ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và em bé trong bụng. Bạn chỉ cần điều chỉnh một chút lượng thức ăn cũng như áp dụng khoa học vận động thì có thể làm chậm lại việc tăng cân.
2. Cách giảm cân cho bà bầu thông qua chế độ dinh dưỡng chuẩn y khoa
Dinh dưỡng là yếu tố chính quyết định việc tăng hay giảm cân ở phụ nữ mang thai. Nếu bạn bị tăng cân thai kỳ quá nhanh, quá nhiều, hãy thử áp dụng 3 cách dưới đây:
2.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Đừng chỉ ăn thịt cá, hãy tăng cường rau củ, chất xơ. Không được lạm dụng các loại thuốc bồi bổ cơ thể. Nên giảm chất béo, chất bột – đường. Cần phải duy trì chất đạm trong bữa ăn hàng ngày. Kiêng các thức uống có gas, đồ ngọt, nước tăng lực, bánh kem,…
2.2. Thay đổi cách ăn uống
Có thể bạn ăn uống cân đối nhóm chất, ăn không quá nhiều nhưng vẫn bị tăng cân mất kiểm soát! Vậy thì hãy thử nhìn lại cách chế biến món ăn và cách bạn ăn. Hãy ăn chậm nhai kỹ. Ăn uống đúng giờ giấc. Loại bỏ thói quen ăn vặt bất kỳ lúc nào bạn thích, thay vào đó, bạn nên có những bữa ăn phụ lành mạnh vào giữa buổi sáng hoặc giữa buổi chiều. Ăn món luộc, hấp thay vì chiên rán dầu mỡ. Không bỏ bữa sáng. Uống nhiều nước.
2.3. Tập thể dục thường xuyên
Hãy tăng cơ hội cho cơ thể được vận động. Thói quen ngồi lâu, ít tập thể dục thể thao là nguyên nhân hàng đầu khiến mỡ thừa tích tụ. Mỡ sẽ trở nên cứng đầu, đeo bám bạn mãi từ lúc mang thai cho đến sau sinh. Vóc dáng của bạn sẽ phì nhiêu hơn và khó xuống cân hơn. Vì vậy, hãy tập các bài tập cho bà bầu, năng đi bộ đi dạo để đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.
3. Bà bầu có nên dùng thuốc giảm cân không?
Việc uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Các loại thuốc giảm cân không rõ xuất xứ và không có đủ chứng nhận y tế được bày bán tràn lan trên thị trường với nhiều chiêu bài tung hô quảng cáo, khiến chị em lầm tưởng và sử dụng. Thực sự bạn không thể biết thành phần trong các sản phẩm này là gì, liệu có an toàn không?! Vì vậy các mẹ tuyệt đối không được sử dụng thuốc hoặc các sản phẩm giảm cân trong thai kỳ.
Xem thêm:
THỦ SẴN 8 LOẠI TRÁI CÂY ÍT ĐƯỜNG GIÚP GIẢM CÂN NÀY TRONG TỦ LẠNH THÌ SỢ GÌ BÉO!
Tóm lại, cách giảm cân cho bà bầu an toàn nhất chính là thông qua dinh dưỡng đúng và khoa học vận động. Còn mọi cách giảm cân khác đều không được đề xuất cho thai phụ. Bạn hãy chú ý đi khám thai định kỳ để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi và trao đổi với bác sĩ khi có những dấu hiệu bất ổn.