Bị sỏi thận nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một kết tinh hình thành thường trong thận. Nó là một rối loạn nội tiết ngày càng tăng đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng đến khoảng 12 % dân số trên thế giới. Đồng thời sỏi thận làm tăng nguy cơ suy thận giai đoạn cuối. Bệnh này là một bệnh khá hay mắc nếu như bạn có chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Vì vậy hãy đọc bài viết dưới đây của LMS để hiểu hơn về bệnh sỏi thận và biết bị sỏi thận nên ăn gì và tránh gì nhé.

1. Nguyên nhân hình thành sỏi thận

Trước khi đi vào tìm hiểu người bị sỏi thận nên ăn gì thì bạn cần biết đâu là nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi nhưng đa phần là xuất phát từ thói quen và sinh hoạt hằng ngày của bạn.

Nếu bạn bổ sung ít nước thì có thể dẫn tới nước tiểu quá ít, nước tiểu sẽ được lọc tại các ống thận và thường sẽ lắng đọng tại các nhu mô thận. Dần dần sự lắng đọng càng nhiều nước tiểu sẽ hình thành các tinh thể và tạo thành viên sỏi rồi tiếp tục phát triển và kết tinh to dần tại thận.

bị sỏi thận nên ăn gì
Bệnh sỏi thận là một kết tinh hình thành thường trong thận.

Nguyên nhân cụ thể như sau:

1.1. Uống quá ít nước

Nhắc đến thận là nhắc đến việc uống nước, vì thận có chức năng của bài tiết nước tiểu. Nếu bạn không uống đủ nước cần thiết cho cơ thể thì sẽ dẫn tới lọc thận giảm,  thể tích nước tiểu giảm, nước tiểu sẽ đặc lại, nồng độ tinh thể trong nước tiểu cao và dần kết tinh thành sỏi tại các nhu mô thận.

1.2. Nhịn tiểu

Khi nhịn tiểu hoặc tiểu không hết thì nước tiểu còn lại ở bàng quang dần dần sẽ gây tích tụ, nếu lâu dài sẽ dẫn tới hình thành sỏi.

1.3. Chế độ ăn uống

Nếu bạn ăn quá mặn hoặc ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa gốc ion muối như rau muống, cải xoăn,.. dẫn tới việc cơ thể phải đào thải Na+, tăng Ca++ tại ống thận đó cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng kết tinh sỏi canxi.

1.4. Một số nguyên nhân khác

Như dị tật đường tiết niệu, nhiễm trùng, do dùng một số loại thuốc hoặc là chấn thương thận, bàng quang gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu cũng có thể là nguy cơ dẫn đến sỏi thận.

Triệu chứng đầu tiên bạn gặp đó là đau vùng thắt lưng

2. Triệu chứng thường gặp của bệnh

Triệu chứng đầu tiên bạn gặp đó là

2.1. Đau vùng sau thắt lưng

Ban đầu sẽ đau từ thắt lưng rồi đến mạn sườn, xuống xương chậu và cuối cùng sẽ lan xuống bụng dưới. Việc này do quá trình di chuyển của sỏi dẫn tới việc cọ sát

Nếu sỏi tắc nghẽn ở bể thận và đài thận thì cơ đau sẽ xuất hiện ở hố thắt lưng dưới xương sườn 12, đau lan về phía trước hướng về rốn và vùng hố chậu phải.

2.2. Thiểu niệu, vô niệu, tiểu buốt, tiểu máu

Bạn sẽ đi tiểu khó khăn vì sỏi di chuyển tại nhu mô thận hoặc cuống thận dẫn đến tình trạng cọ sát làm tổn thương, gây nhiễm trùng do đó bạn sẽ cảm thấy buốt khi đi tiểu và rất có thể sẽ gặp tình trạng có máu trong nước tiểu.

Nếu sỏi nhỏ khi di chuyển thì gây tình trạng bán tắc nghẽn, lượng nước tiểu chảy xuống bàng quang ít điều này tạo nên việc bạn đi ra ít nước tiểu

Nếu sỏi thận to nằm trong đường tiết niệu không di chuyển được gây tắc nghẽn sẽ dẫn tới đi tiểu không ra

2.3. Sốt

Sỏi thường gây nhiễm trùng đường tiết niệu, điều này là nguyên nhân dẫn đến sốt ở bệnh nhân sỏi thận

2.4. Buồn nôn, nôn

Sỏi thận dẫn tới ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, các dây thần kinh bụng dẫn đến dạ dày khó chịu, co thắt nên bạn có tình trạng buồn nôn hoặc nôn.

Uống nhiều chất lỏng hơn có liên quan đến việc tăng lượng nước tiểu và giảm sự hình thành sỏi.

3. Dinh dưỡng cho bệnh nhân sỏi thận: Bị sỏi thận nên ăn gì?

Sau khi đã hiểu về nguyên nhân gây bệnh sỏi thận cũng như các triệu chứng nhận biết thì LMS sẽ giúp bạn tìm hiểu xem, bị sỏi thận nên ăn gì và tránh những gì để cải thiện tình trạng bệnh nhé!

3.1. Một số thực phẩm người bị sỏi thận nên ăn

Canxi

Một số người cho rằng tiêu thụ nhiều canxi sẽ tăng tình trạng mắc sỏi trong thận nhưng Mathew D Sorensen và cộng sự đã nghiên cứu rằng chế độ ăn uống nhiều canxi hơn làm giảm đáng kể nguy cơ mắc sỏi thận, ngược lại nếu lượng natri dư thừa thì làm tăng tình trạng sỏi. Vì vậy những thực phẩm giàu canxi như phô mai, sữa, sữa chua nên được ưu tiên trong list thực phẩm hàng ngày.

Uống thật nhiều nước

Uống nhiều chất lỏng hơn có liên quan đến việc tăng lượng nước tiểu và giảm sự hình thành sỏi. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đồ uống có chứa cafein có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc KSD, trong khi đồ uống có đường làm tăng nguy cơ hình thành sỏi do hàm lượng fructose cao.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã xem xét vai trò của nước trái cây họ cam quýt trong bệnh sỏi thận, trong đó sự gia tăng đào thải citrate trong nước tiểu mang lại tác dụng bảo vệ bằng cách giảm khả năng hình thành sỏi2. Vậy bạn nên uống lớn 2 – 3 ml nước tiểu, cho đến khi nước tiểu trong là được.

Vitamin

Vitamin B6 làm giảm lượng oxalat trong nước tiểu, do đó làm giảm hình thành sỏi canxi oxalat

Vitamin A giúp điều hệ thống bài tiết nước tiểu, dẫn tới giảm tình trạng mắc sỏi

Vitamin B6 cũng giúp làm giảm tình trạng hình thành oxalat. Vì vậy bạn nên bổ sung các loại thực phẩm vitamin B6 như các loại đậu, hạt, cà rốt, bông cải

Ngoài một số thực phẩm cần bổ sung thì bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm dưới đây:

Bạn nên tránh các loại đồ ăn chế biến sẵn, các món nhiều muối.

3.2. Một số thực phẩm nên tránh

Hạn chế protein

Một nghiên cứu của Neila Breslau và cộng sự đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa protein động vật có liên quan đến việc bài tiết acid uric3. Vì vậy bạn nên ăn khoảng 200g thịt cá. 

Thực phẩm chứa nhiều muối 

Bạn nên tránh các loại đồ ăn chế biến sẵn, các món ăn nhiều muối vì các loại thực phẩm này gây tích tụ các gốc oxalat làm tăng nguy cơ mắc sỏi. Vì vậy bạn nên ăn nhạt từ 2-3g/ ngày

Thực phẩm chứa nhiều đường

Như ở trên chúng ta đã biết thực phẩm đồ ngọt, bánh kẹo hay chứa đường fructose cao sẽ có nguy cơ làm tăng tình trạng sỏi, ngoài ra còn làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. 

Hạn chế thuốc lá, rượu, bia

4. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh sỏi thận

  • Uống đủ nước: bạn nên uống từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày
  • Cắt giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat: như soda, socola, trà đá, dâu tây,..
  • Giảm muối ăn : tiêu thụ một lượng nhỏ đồ ăn chứa nhiều muối cũng như cần ăn nhạt hơn.
  • Giảm lượng caffein: như cà phê, thuốc lá, trà
  • Giảm lượng Protein từ động vật như thịt động vật, trứng, cá

Giờ thì bạn đã biết bị sỏi thận nên ăn gì và tránh ăn gì rồi đúng không nào? Việc dinh dưỡng cho bệnh nhân sỏi thận rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn phòng bệnh và  phần nào hỗ trợ trong việc điều trị cũng như khôi phục được thể trạng trong quá trình mắc bệnh. Ngoài ra cũng tùy vào tình trạng bệnh, bạn cần tham khảo tư vấn chi tiết từ bác sĩ để có thể nhanh chóng khỏi bệnh.

Theo BS Đào Duyên

Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan

Nguồn tham khảo:

(1) Tác động của các yếu tố dinh dưỡng đến sự hình thành sỏi thận: Báo cáo từ WHI OS | Tạp chí Tiết niệu https://www.auajournals.org/doi/abs/10.1016/j.juro.2011.12.077 (accessed 2021 -09 -08).

(2) The role of fluid intake in the prevention of kidney stone disease: A systematic review over the last two decades https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7731957/ (accessed 2021 -09 -08).

(3) BRESLAU, N. A.; BRINKLEY, L.; HILL, K. D.; PAK, C. Y. C. Relationship of Animal Protein-Rich Diet to Kidney Stone Formation and Calcium Metabolism*. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism 1988, 66 (1), 140–146. https://doi.org/10.1210/jcem-66-1-140.

Tin liên quan

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

THAY ĐỔI CƠ THỂ NGAY HÔM NAY

Liên hệ để được đội nhóm tư vấn trực tiếp

Hotline

0984.641.264

Email

lmsgiambeochuanykhoa@gmail.com

Address

566 Lê Duẩn, Phường Eatam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk