“Ăn khoai lang nhiều có tốt không? Khoai lang có những chất dinh dưỡng nào mà mọi người đều khuyên dùng?”. Chắc hẳn ai cũng từng nghe khoai lang tốt cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho những bạn giảm cân. Hãy để LMS – Giảm Béo Chuẩn Y Khoa giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thực phẩm tuyệt vời này nhé!
1. Khoai lang thuộc nhóm thực phẩm nào?
Chúng ta đã biết, nhóm chất dinh dưỡng sinh năng lượng của cơ thể gồm 4 chất: chất đạm, chất bột đường, chất béo và cồn. Khoai lang được xếp vào nhóm chất bột đường, đây là nhóm chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng, chính là nhóm duy nhất cung cấp năng lượng cho 3 tế bào: tế bào não, tế bào hồng cầu và tế bào cơ. Vì vậy, sử dụng khoai lang có thể thay thế các thực phẩm cung cấp bột đường khác như gạo, mì, bún, phở, gạo lứt…
Ăn khoai lang nhiều có tốt hay không?
Muốn biết ăn khoai lang nhiều có tốt không, chúng ta phải biết trong khoai lang có những chất phần dinh dưỡng nào? Và những chất dinh dưỡng đó có tác động như thế nào đến cơ thể chúng ta?
Thành phần các chất dinh dưỡng trong khoai lang
Các loại khoai lang phổ biến?
Hiện nay, có hai loại khoai lang phổ biến thường được người tiêu dùng sử dụng, đó là khoai lang trắng và khoai lang nghệ. Thành phần các chất dinh dưỡng trong hai loại khoai lang này tương tự nhau, riêng khoai nghệ có hàm lượng Beta – caroten và khoáng cao hơn.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai lang trắng và khoai lang nghệ.
Chất dinh dưỡng | Khoai lang trắng | Khoai lang nghệ |
Năng lượng (Kcal) | 124 | 119 |
Chất bột đường | 29.8 | 27.9 |
Chất đạm | 0.8 | 1.2 |
Chất béo | 0.2 | 0.3 |
Chất xơ | 1.3 | 0.8 |
Natri | 31 | 350 |
Beta-caroten | 150 | 1470 |
Vitamin A | 13 | 123 |
2. Tác dụng tuyệt vời của khoai lang với sức khỏe
2.1. Khoai lang có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Khoai lang là thực phẩm thuộc nhóm có chỉ số đường huyết thấp (GI = 54).
Chỉ số đường huyết của thực phẩm phản ánh khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của thực phẩm. Chỉ số đường huyết được coi là một chỉ tiêu để lựa chọn thực phẩm. Các thực phẩm với chỉ số đường huyết thấp như khoai lang làm tăng đường máu tăng chậm sau ăn.
Tuy nhiên, cách chế biến khoai ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số đường huyết. trong khi khoai luộc có chỉ số đường huyết 54 thì khoai lang nướng, khoai lang bỏ lò chỉ số đường huyết lên đến 135 cao hơn đường trắng và bánh mì. Do đó, tùy thuộc và nhu cầu và tình trạng sức khỏe của đối tượng khác nhau mà cần lưu ý lựa chọn cách chế biến khoai lang phù hợp.
2.2. Khoai lang có hàm lượng chất xơ tương đối cao. Vậy điều này có ý nghĩa gì?
Chất xơ trong khoai lang dao động tùy loại có thể từ 0.5 đến 7.5 mg trong 100 gram khoai (theo FAO). Tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng chất xơ được xem là một thực phẩm chức năng, chất xơ có khả năng tạo khối gel với thực phẩm ăn vào làm thực phẩm lưu lại lâu trong dạ dày, làm giảm tiêu hóa và giảm hấp thu các dưỡng chất, tạo cảm giác no lâu, giảm tổng năng lượng ăn vào nên có tác dụng giúp giảm cân ở người thừa cân béo phì.
Mặt khác, chính khả năng giảm tiêu hóa và giảm hấp thu này cũng làm chậm tăng đường huyết sau ăn, có tác dụng kiểm soát tốt đường huyết ở bệnh nhân bị đái tháo đường.
2.3. Tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa
Trong thành phần của khoai lang có hàm lượng beta-caroten cao. Beta caroten là tiền chất của vitamin A, nhưng nó không chỉ có vai trò như những gì vitamin A có, nó còn mang lại những giá trị độc lập riêng.
Như đã nói ở trên, nó là tiền chất của vitamin A nên nó là nguồn cung cấp vitamin A tự nhiên, dồi dào cho cơ thể. Vitamin A đóng vai trò cho khả năng của thị giác và sự phát triển của trẻ em nên nó cũng có tác dụng làm mắt thêm sáng, nhìn thêm tinh. Nó tốt cho trẻ em và người cao tuổi. Nó lại còn có chức năng làm lành mạnh hoá hệ miễn dịch nên tốt cho người mới ốm dậy.
Bên cạnh đó, beta caroten còn sở hữu trong mình một khả năng chống ôxy hoá ưu việt vì nó có tác dụng khử hết gốc tự do dư thừa trong cơ thể. Gốc tự do làm hư hỏng màng tế bào nghiêm trọng, nó làm tổn thương các bào quan, nó liên quan chặt chẽ với quá trình lão hoá, xuống cấp của nhan sắc, tuổi trẻ, nó còn là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh chưa có lời giải chính thức như ung thư. Vì thế, beta caroten có thể bảo vệ màng tế bào và làm chậm lại lão hoá.
3. Ăn khoai lang nhiều có tốt không?
Mặc dù khoai lang có rất nhiều tác dụng nhưng về bản chất nó cũng là một chất dinh dưỡng sinh năng lượng, nếu chúng ta ăn quá nhiều, cơ thể sẽ dư thừa năng lượng, tạo cảm giác no. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khoai không cân đối, việc ăn khoai trong thời gian dài nếu không phối hợp với các thực phẩm giàu đạm khác sẽ dẫn đến mất cân bằng giữa các chất dinh dưỡng, lâu dần sẽ gây rối loạn chuyển hóa và thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng cần thiết mà trong khoai lang không có.
Chúng ta nên nhớ, không có thực phẩm nào là hoàn hảo, mỗi thực phẩm khác nhau sẽ có những chất dinh dưỡng khác nhau và giá trị dinh dưỡng khác nhau. Chúng ta nên ăn đa dạng các loại thực phẩm và sử dụng các nhóm thực phẩm theo một tỷ lệ cân đối.
Với những thông tin trên, có lẽ bạn đã giải đáp được câu hỏi: “Ăn khoai lang nhiều có tốt không?”. Hi vọng các bạn sẽ có thể lên cho mình một thực đơn cùng khoai lang thật hợp lí nhé!
Theo BS. Lê Xuân
Xem thêm: Gợi ý thực đơn giảm cân với khoai lang – Hiệu quả bất ngờ