Ăn khổ qua có giảm cân không nếu bạn bổ sung vào thực đơn giảm béo? Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng) là gì? Đọc thêm để hiểu rõ hơn về loại quả quen thuộc này nhé.

1. Nguồn gốc của quả khổ qua
Quả khổ qua có tên khoa học là Momordica charantia. Đây là một trong những loại rau củ được trồng phổ biến của Việt Nam cũng như nhiều nước Châu Á. Khổ qua là một loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Phi, nhưng không rõ chính xác là từ nước nào. Cây khổ qua là loài dây leo thân thảo, mọc nhanh, có tua cuốn đòi hỏi phải có giàn để hỗ trợ dây leo bám phát triển.
Quả khổ qua có vị đắng, vừa là thực phẩm, vừa là loại thuốc quý. Vị đắng có thể khiến nhiều người khó chịu và không thể ăn, những nó lại rất tốt cho sức khỏe nhờ có các hợp chất phytochemical ngăn ngừa bệnh tật. Khổ qua chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng với cơ thể.
2. Đặc tính của quả khổ qua
Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, bổ thận tráng dương…
Khổ qua là loại quả có hàm lượng vitamin A đứng đầu trong số các loại thực phẩm. Chất glycoside còn có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường. Ăn khổ qua có nhiều công dụng như:
- Phòng bệnh sốt xuất huyết,
- Bảo vệ màng tế bào,
- Phòng xơ vữa động mạch,
- Kháng ung thư,
- Nâng cao sức đề kháng,
- Phòng cảm mạo,
- Bảo vệ tim.
- Giảm cholesterol
- Làm đẹp da, trị mụn
3. Thành phần dinh dưỡng trong 100g khổ qua
Trung bình, thành phần dinh dưỡng trong 100g khổ qua gồm có:
- Năng lượng: 21 kcal
- Nước: 93.95g
- Carbohydrate: 4.26g
- Chất xơ: 2.1g
- Vitamin C: 89.4mg
- Sắt: 0.77mg
- Vitamin A: 426 IU
Ngoài ra, còn có các chất chống oxy hóa có lợi khác như: catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic và nhiều chất dinh dưỡng khác rất phong phú, ngăn ngừa ung thư, tốt cho sức khỏe.
4. Ăn khổ qua có giảm cân không?
Giống như hầu hết các loại thực vật, khổ qua cực kỳ ít calo và giàu chất xơ, có thể tạo cảm giác no lâu hơn nên có thể trở thành thực phẩm giảm cân hiệu quả. Các đặc tính hỗ trợ chống lại bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng giúp giảm cân và duy trì sức khỏe cho bạn nếu ăn thường xuyên. Mướp đắng cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng, đó là một lý do khác khiến cho nó rất có lợi trong việc giảm cân.
Bên cạnh đó, khổ qua còn có lợi ích giúp tiêu hóa carbohydrate nhanh hơn, nghĩa là ít chất béo được tích trữ trong cơ thể bạn, nhờ đó giúp quá trình bạn giảm cân hiệu quả hơn. Tiêu hóa carbohydrate thích hợp cũng hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng cơ bắp.
Khổ qua là một loại thực phẩm cực kỳ có lợi cho sức khỏe đối với những ai đang muốn giảm béo. Khổ qua thường được dùng để xào trứng, nấu canh hoặc có thể dùng để nhồi thịt. Tuy nhiên, trong khổ qua có thể chứa các chất alkaloid như quinin và morodicine, nhựa và saponin glycoside, có thể là nguyên nhân gây ra chứng không dung nạp ở một số người.
Bằng cách ngâm qua nước muối khoảng 5 – 10 phút, vị đắng và độc tính của chúng có thể được loại bỏ một phần, giúp bạn ăn dễ dàng hơn. Lưu ý, nếu bạn không dung nạp các chất có trong khổ qua, bạn có thể gặp một số triệu chứng sau: tiết nhiều nước bọt, đỏ mặt, mờ thị lực, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, yếu cơ… Ngừng ăn và đến gặp bác sĩ nếu cần thiết.
» Có thể bạn quan tâm:
UỐNG NƯỚC MÍA CÓ BÉO KHÔNG? NHỮNG LỢI ÍCH CỦA NƯỚC MÍA MÀ BẠN KHÔNG BIẾT
Ăn khổ qua có giảm cân không? Có nhé bạn. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều khổ qua, bạn chỉ cần bổ sung một lượng vừa phải trong thực đơn ăn giảm cân của mình. Khi chế biến khổ qua, bạn nên hạn chế dầu mỡ, các loại gia vị công nghiệp thì sẽ tốt hơn cho giảm béo.
Tóm lại, với những ai đang thực hiện chế độ dinh dưỡng và tập luyện giảm béo thì khổ qua là loại thực phẩm lý tưởng. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên chế biến các món ăn ngon với khổ qua và chạm đến đích giảm béo thành công nhé.